Dịch Vụ Soạn Hợp Đồng Thế Chấp Tài Sản Hình Thành Trong Tương Lai

Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là tài sản gắn liền với đất phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Để tìm hiểu rõ hơn, công ty ACC xin tư vấn đến khách hàng dịch vụ soạn hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai qua bài viết sau.

Dịch Vụ Soạn Hợp Đồng Thế Chấp Tài Sản Hình Thành Trong Tương Lai
Dịch Vụ Soạn Hợp Đồng Thế Chấp Tài Sản Hình Thành Trong Tương Lai

Như vậy có thể thấy, tài sản mà để được tính là tài sản hình thành trong tương lai thì chính tài sản đó phải đang được đầu tư hoặc xây dưng trong quá trình hình thành và cũng chưa được hoàn thiện về công năng, công dụng, tính chất đặc trưng của sản phẩm hoặc tài sản được hình thành từ vốn vay.

1. Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Tài sản hình thành trong tương lai căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP như sau:

  • Tài sản được hình thành từ các nguồn vốn vay.
  • Tài sản mà đang trong quá trình được tạo lập hoặc trong quá trình được hình thành một cách hợp pháp chính tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm cụ thể có thể là giao dịch thế chấp tài sản.
  • Tài sản đã được hình thành và nằm trong đối tượng mà phải tiến hành thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu, tuy nhiên sau khi thực hiện việc giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
  • ài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

2. Điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai:

Tài sản hình thành trong tương lai có thế chấp được không? Căn cứ tại Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 thì quy định về thế chấp tài sản bảo đảm như sau:

“3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.”

Để đăng ký các giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương lai cụ thể là đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì cần tuân thủ nguyên tắc là thực hiện tại nơi thửa đất có tài sản.

Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

  • Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai, việc thế chấp dự án hình thành trong tương lai là được phép và có các điều kiện quy định tại Điều 148 Luật nhà ở 2014 và Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
  • Trong trường hợp phía bên chủ đầu tư mà thực hiện thế chấp một phần hoặc tất cả dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ của dự án, có đầy đủ thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt theo quy định và đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc được cấp quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Trong trường hợp bên phía chủ đầu tư thực hiện thủ tục để thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mà xây dựng trong dự án thì việc đáp ứng được điều kiện đã nêu như trên đã phân tích, thì nhà ở thuộc trường hợp thế chấp phải nằm trong diện đã xây dựng xong được phần móng theo quy định của luật xây dựng hiện hành và không được nằm trong phần dự án hoặc tất cả dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại căn cứ đã phân tích ở trên.
  • Trong trường hợp mà tổ chức thế chấp nhà ở hay cá nhân thế chấp nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật nhà ở thì cần phải đáp ứng điều kiện là có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật về đất đai hiện hành cùng vói đó là Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở bán nhà ở hình thành trong tương lai muốn thế chấp tài sản thì điều kiện cần phải có một là hợp đồng mua bán nhà ở ký kết theo đúng quy định; hai là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán phải có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; ba là các giấy tờ, văn bản để chứng minh đã nộp tiền mua bán nhà với bên chủ đầu tư theo hợp đồng mua bán đã ký và không có tranh chấp khiếu nại, khiếu kiện về giao dịch mua bán.

Theo quy định để điều chỉnh các quan hệ pháp lý về thực hiện thế chấp dự án xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai sẽ được thực hiện theo quy định của luật nhà ở hiện hành để đảm bảo giá trị pháp lý.

  • Để chủ đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm là thế chấp một phần hoặc tất cả dự án đầu tư xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng thì cần có những điều kiện cụ thể như sau:
  • Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
  • Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định pháp luật.
  • Chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  • Các điều kiện quy định như chủ đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm là thế chấp một phần hoặc tất cả dự án đầu tư xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng.
  • Nhà ở thế chấp đã xây dựng được xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
  • Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định pháp luật.
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Đối với tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được xây dựng trên thửa đất ở hợp pháp của mình:
    • Có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai;
    • Có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan;
  • Đối với tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mua của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
    • Có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư;
    • Có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định;
    • Có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở;
    • Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này;

3. Dịch vụ soạn hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai của công ty ACC:

Với các hợp đồng thông thường thời gian soạn thảo giao động từ 2 - 5 ngày làm việc, bao gồm

  • Thời gian tổng hợp căn cứ pháp luật và đề xuất nội dung, bố cục hợp đồng để khách hàng duyệt.
  • Thời gian soạn thảo và hoàn thiện hợp đồng.
  • Đối với các nội dung phức tạp nội dung công việc và thời gian thực hiện được luật sư hỗ trợ như sau.
  • Đại diện đàm phán với khách hàng để chốt nội dung hợp đồng.
  • Khảo sát, khảo nghiệm giá trị pháp lý hợp đồng tại các chuyên gia, cơ quan quản lý chuyên ngành.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (224 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo