Thế chấp là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, buộc phải được lập thành hợp đồng. Vậy làm sao để hợp đồng thế chấp đúng luật và có hiệu lực? Mời quý khách theo dõi Dịch vụ soạn hợp đồng thế chấp QSDĐ giữa cá nhân với cá nhân do ACC cung cấp.
1. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân
Hợp đồng thế chấp là gì?
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Trong đó, một bên (bên thế chấp) dùng sổ đỏ/ quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân là một hình thức vô cùng phổ biến hiện nay. Đây là dạng hợp đồng đặc thù, nó phát sinh từ hợp đồng chính là hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm (thường là hợp đồng vay vốn, vay tài sản hoặc hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng kinh tế khác) và để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp với bên nhận thế chấp quy định trong hợp đồng chính.
2. Hợp đồng thế chấp QSDĐ giữa cá nhân với cá nhân có hiệu lực khi nào?
Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp là từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trong một số văn bản luật chuyên ngành có quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp không phải là thời điểm giao kết mà là thời điểm khác thì phải tuân thủ theo quy định của luật. Đặc biệt, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp nhà ở là từ thời điểm công chứng, chứng thực.
Thời điểm hợp đồng thế chấp phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba là thời điểm hợp đồng thế chấp được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đăng ký giao dịch bảo đảm. Bên nhận thế chấp phải lưu ý rằng sau khi các bên thỏa thuận về hợp đồng thế chấp có hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì các bên phải tiến hành đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mặc dù luật có thể không bắt buộc giao dịch này phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thế chấp giữa cá nhân với cá nhân
Chủ thể của hợp đồng
- Chủ thể của hợp đồng (các bên trong hợp đồng, bao gồm: bên thế chấp (vợ chồng chủ hộ), bên được thế chấp và bên thứ ba, nếu có) là điều cơ bản đầu tiên cần lưu ý.
- Thông tin về chủ thể, các giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy đăng ký thành lập/hoạt động, thông tin liên lạc, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền... là những nội dung tối thiểu cần có của các bên giao kết hợp đồng.
Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất
- Quyền sử dụng đất có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ.
- Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.
Nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất
Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:
- Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp;
- Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xoá việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;
- Sử dụng đất đúng mục đích, không làm huỷ hoại, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;
- Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.
Quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất
Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:
- Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp;
- Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức đã thoả thuận;
- Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp;
- Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;
- Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.
Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất
Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:
- Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp;
- Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.
Quyền của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất
Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:
- Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;
- Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp.
Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp
Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án.
4. Dịch vụ soạn hợp đồng thế chấp QSDĐ giữa cá nhân với cá nhân
Thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, khi thực hiện thế chấp, các bên buộc phải xác lập hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực mới phát sinh hiệu lực.
Vậy phải làm để hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phù hợp và có hiệu lực theo quy định của pháp luật?
ACC là đơn vị pháp lý chuyên nghiệp – uy tín sẽ giúp quý khách nắm rõ các quy định về hợp đồng thế chấp QSDĐ giữa cá nhân với cá nhân, kiểm tra tính pháp lý giao dịch và xây dựng hợp đồng thế chấp chính xác, đúng luật và đảm bảo thực hiện giữa các bên.
Nội dung bài viết:
Bình luận