Dịch Vụ Làm Biên Bản Hoàn Trả Tiền Đặt Cọc (Thủ Tục 2024)

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện các giao dịch phổ biến nhất hiện nay và có rất nhiều hợp đồng đặt cọc được ký kết dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc bên nhận cọc không thể tiếp tục thực hiện giao dịch nên phải hoàn trả lại tiền cọc cho bên đặt cọc hoặc bên đặt cọc không tiếp tục thực hiện giao dịch cũng có thể được nhận lại tiền đã cọc. Vậy biên bản hoàn trả tiền đặt cọc được thực hiện như thế nào thì hãy cũng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dịch Vụ Làm Biên Bản Hoàn Trả Tiền Đặt Cọc
Dịch Vụ Làm Biên Bản Hoàn Trả Tiền Đặt Cọc

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi đặt cọc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm:

  • Tiền;
  • Kim khí quý;
  • Đá quý;
  • Vật có giá trị khác.

Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo đó, nghĩa vụ của các bên khi ký biên nhận đặt cọc như sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết, thực hiện

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Thông thường khoản tiền này sẽ được tính vào tiền mua.

Trường hợp 2: Hợp đồng không được giao kết, thực hiện

  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị “phạt cọc” một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).

Lưu ý: Trong trường hợp 2 các bên có thể thỏa thuận khác (nếu các bên có thỏa thuận khác mà không trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện theo thỏa thuận đó).

Theo quy định của pháp luật thì khi bạn từ chối giao kết hợp đồng thì bạn là người mất tiền cọc. Tuy nhiên nếu trường hợp có thỏa thuận cụ thể thì việc bồi thường cọc sẽ theo thỏa thuận của các bên.

Cần phải xem xét hợp đồng đặt cọc giữa hai bên thỏa thuận có quy định như thế nào về việc bồi thường tiền cọc.

Trường hợp bên đặt cọc phát hiện bên nhận cọc có hành vi lừa dối thì bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 Cụ thể:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Như vậy nếu giao dịch bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu thì họ sẽ phải trả lại cho bạn số tiền đặt cọc. Căn cứ theo quy định tại Điều 131 BLDS về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu;

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

2. Hướng dẫn ghi biên bản hoàn trả tiền đặt cọc

Biên bản hoàn trả tiền đặt cọc được thực hiện khi cả hai bên đặt cọc và nhận cọc đều thống nhất với nhau.

Khi hoàn trả tiền đặt cọc cũng cần phải có người làm chứng. Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ thân thiết đối với cả hai bên.

Mục “Bên nhận tiền đặt cọc”: Mục này cần phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin về họ, tên, ngày tháng năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước hoặc hộ chiếu) kèm theo nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.

Mục “Bên hoàn trả tiền đặt cọc”: Tương tự như bên nhận lại tiền đặt cọc cũng phải nêu rõ, cụ thể thông tin về họ, tên, ngày tháng năm sinh, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước, hộ chiếu): Số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.

Mục ‘’Lý do hoàn trả’’: Các bên cần phải ghi rõ lý do tại sao bên nhận cọc lại hoàn trả tiền cọc cho bên đặt cọc.

Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất của Biên nhận hoàn trả tiền đặt cọc. Do đó, cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.

Ví dụ: Số tiền là 100.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng)

Trên đây là những chia sẻ của ACC về dịch vụ làm biên bản hoàn trả tiền đặt cọc. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (239 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo