Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Vĩnh Phúc Trọn Gói, Chuyên Nghiệp (Cập nhật 2024)

Khai báo hải quan là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa, việc khai báo hải quan đòi hỏi sự linh hoạt của nhân viên giàu kinh nghiệm để xử lý các vấn đề phát sinh và hệ thống trang thiết bị hiện đại để phục vụ công việc giao hàng một cách nhanh chóng nhất.

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi có vị trí quan trọng nên hoạt động giao thương ở đây diễn ra thường xuyên liên tục và nhận được sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức. Vậy thì dịch vụ khai báo hải quan tại Vĩnh Phúc bao gồm những gì thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Vĩnh Phúc Trọn Gói, Chuyên Nghiệp
Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Vĩnh Phúc Trọn Gói, Chuyên Nghiệp

1. Tìm hiểu về khai báo hải quan

Khai báo thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không cần thiết để cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép nhập khẩu/nhập cảnh hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới quốc gia.

Mục đích của việc khai báo thủ tục hải quan

Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích rất quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.

Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm như sừng tê giác, ngà voi, vũ khí nguy hiểm, các loại ma túy vào Việt Nam.

Không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.

Các dịch vụ khai báo hải quan bao gồm:

Loại hình xuất nhập khẩu Kinh Doanh;

Loại hình xuất nhập khẩu gia công;

Loại hình xuất nhập khẩu sản xuất xuất khẩu;

Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ;

Loại hình tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập;

Loại hình quá cảnh;

Loại hình xuất nhập khẩu đầu tư có thuế, miễn thuế.

2. Dịch vụ khai báo hải quan Vĩnh Phúc

Bên cung cấp dịch vụ và khách hàng có nhu cầu khai báo hải quan tại Vĩnh Phúc thường làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị chữ ký số

  • Chữ ký số Viettel
  • Nếu công ty bạn đã có chữ ký số và trước đây đã từng sử dụng để truyền tờ khai hải quan, thì bỏ qua bước này. Bạn dùng luôn chữ ký số đó để làm tờ khai cho lô hàng tới.
  • Chỉ lưu ý, nếu chữ ký số mới gia hạn lại, thì cần cập nhật lại thông số (số Sê-ri) với Tổng cục hải quan, thì sau đó 1 ngày mới truyền tờ khai được nhé.
  • Nếu công ty bạn chưa có chữ ký số thì cần phải mua mới.
  • Sau khi đăng ký (hoặc cập nhật) thì đợi đến ngày hôm sau mới truyền được tờ khai, vì phải chờ hệ thống VNACCS cập nhật dữ liệu. Bạn có thể nhờ các đơn vị bán chữ ký số hỗ trợ đăng ký giúp, và thường là miễn phí. Hoặc bạn đề nghị đơn vị mà bạn đang thuê họ làm dịch vụ khai báo hải quan hỗ trợ. Còn nếu bạn muốn tự thực hiện (sẽ hơi mất thời gian) thì làm theo hướng dẫn đăng ký chữ ký số trên website của Tổng cục hải quan.

Bước 2: Gửi file chứng từ cho bên dịch vụ

  • Bạn nên gửi sớm file chứng từ cho bên dịch vụ. Có thể là bản scan, hay thậm chí là file nháp, để công ty dịch vụ xem trước đã đầy đủ và thống nhất chưa.
  • Cần tránh để sai sót đến khi cán bộ hải quan xem hồ sơ phát hiện ra thì đã muộn, bạn sẽ phải vất vả, mất thời gian, mà có thể còn phát sinh chi phí để sửa chữa nữa.
  • Tốt nhất là bạn chuẩn bị chứng từ đầy đủ, chu đáo và chỉnh sửa càng sớm càng tốt.

Bước 3: Kiểm tra tờ khai nháp và truyền chính thức

  • Khi đã có đủ file chứng từ chuẩn chỉnh, đơn vị làm dịch vụ hải quan sẽ khai nháp tờ khai hải quan trên phần mềm.
  • Trong bước này, việc quan trọng là bạn cần phối hợp cung cấp thêm thông tin để bên dịch vụ có thể hiểu đầy đủ về lô hàng, từ đó lên tờ khai được chính xác. Thông tin đầy đủ cũng giúp áp mã HS, mô tả hàng hóa trên tờ khai được chính xác hơn.

Lưu ý: Dịch vụ không quyết định thay cho chủ hàng được.

  • Sau khi lên tờ khai xong, đơn vị dịch vụ sẽ gửi lại cho bạn tờ khai nháp (tờ khai in thử). Bạn cần bỏ chút thời gian kiểm tra lại tờ khai này. Cách thức trình bày bản in của tờ khai hiện nay không được thân thiện cho lắm. Nó khá khó đọc với người chưa có kinh nghiệm. Mặc dù vậy, vì tờ khai liên quan trực tiếp đến chủ hàng, nên bạn cần làm quen và đọc, nếu chỗ nào chưa rõ thì có thể hỏi để bên dịch vụ giải thích.
  • Đây là bước quan trọng, mà 2 bên phối hợp với nhau nhiều nhất. Qua đó, bạn cũng sẽ thấy được phần nào mức độ cẩn thận, tận tâm, và cách làm việc của công ty dịch vụ.
  • Sau khi 2 bên đã hài lòng với tờ khai nháp, giờ là lúc truyền tờ khai chính thức tới cơ quan hải quan. Đến đây, có 2 cách sử dụng chữ ký số để truyền tờ khai:
    • Cách 1: Duyệt ký từ xa. Theo cách này bạn hoặc đơn vị dịch vụ sẽ cài đặt thêm phần mềm trình duyệt ký từ xa (EcusSign) và thiết lập một số thông số cần thiết. Khi bên dịch vụ trình ký, bạn bật phần mềm, và duyệt ký tờ khai. Có thể duyệt bằng tay từng lần ký, hoặc để duyệt và trả kết quả ký tự động. Chi tiết hơn bạn sẽ được đơn vị dịch vụ hướng dẫn.
    • Cách 2: Gửi chữ ký số cho đơn vị dịch vụ, cùng với chứng từ trong bước 4 tiếp theo. Trong trường hợp này, họ sẽ dùng chữ ký số cắm tại máy tính của họ để truyền tờ khai, và bạn cũng không cần duyệt ký gì cả.

Bước 4: Gửi bộ hồ sơ giấy

  • Tùy trường hợp mà bước 3 và bước 4 có thể hoán đổi trình tự cho nhau. Nghĩa là, khi có đủ hồ sơ giấy chuẩn chỉnh, bạn có thể gửi luôn cho bên dịch vụ, mà không cần chờ đến khi có tờ khai.
  • Bộ hồ sơ giấy trong bước này là để công ty dịch vụ làm thủ tục tại chi cục hải quan.
  • Tùy theo lô hàng cụ thể (loại hình tờ khai, xuất hay nhập, phương thức vận chuyển, tính chất hàng hóa…) mà số lượng hồ sơ có thể khác nhau.
  • Lấy ví dụ, với lô hàng nhập khẩu bằng container đường biển, thì hồ sơ thường gồm những chứng từ cơ bản như:
    • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
    • Hợp đồng mua bán (Sales Contract);
    • Chi tiết đóng gói (Packing List);
    • Vận đơn (Bill of Lading);
    • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin);
    • Giấy giới thiệu (bằng tiếng Việt, có thể tự in theo mẫu có trên internet)…
  • Sau khi gửi chứng từ, việc tiếp theo là phối hợp với công ty dịch vụ để thông quan tờ khai. Bạn đọc tiếp những bước sau để nắm được công việc mà đối tác phải thực hiện.

Bước 5: Phối hợp thông quan tờ khai

  • Sau khi đơn vị dịch vụ truyền tờ khai và nhận được chứng từ giấy, họ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại chi cục hải quan.
  • Tùy theo kết quả phân luồng của tờ khai (luồng Xanh, Vàng, hay Đỏ) mà họ sẽ tiến hành nghiệp vụ cần thiết:
    • Tờ khai luồng Xanh: Hệ thống đã thông quan, cần đến hải quan giám sát làm nốt thủ tục, và nộp thuế là hoàn tất thủ tục.
    • Tờ khai luồng Vàng: Hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy, nếu có gì nghi vấn sẽ yêu cầu giải thích, nếu giải thích mà vẫn bị nghi ngờ có gian lận thì có thể (cũng ít khi xảy ra) bị hải quan chuyển sang luồng Đỏ để kiểm tra hàng hóa trực tiếp. Với những sai sót hoặc còn thiếu thông tin, hải quan sẽ yêu cầu chỉnh sửa bổ sung hồ sơ, tờ khai… Một vài trường hợp có lỗi sai nghiêm trọng có thể dẫn tới bị xử phạt hành chính (có nhưng cũng ít gặp).
  • Hồ sơ hải quan gồm
  • Giấy giới thiệu của công ty
  • Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chụp
  • Vận đơn (Bill of Lading): 1 bản chụp, có dấu doanh nghiệp + dấu hãng vận chuyển biển (hãng tàu hoặc công ty forwarding)
  • Hóa đơn cước vận chuyển quốc tế (nếu điều kiện ExWork, FOB): 1 bản chụp
  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): 1 bản gốc (nếu có)
  • Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu hàng phải kiểm tra): 1 bản gốc có dấu xác nhận của cơ quan chuyên ngành
  • Chứng từ khác (nếu có, tùy theo loại hàng): bản chụp Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ), Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA), Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)…
  • Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bản photo những giấy tờ khác để tham khảo hoặc xuất trình, khi cần: Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), Phiếu đóng gói (Packing List), và những chứng từ liên quan như catalog, hình ảnh, tài liệu kỹ thuật… của lô hàng. Nguyên tắc là: chứng từ càng đầy đủ, hợp lệ, thì càng thuận lợi cho việc làm thủ tục.

Tờ khai luồng Đỏ: Trước hết hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy với trình tự giống như với luồng Vàng (nêu trên). Sau đó, khi thấy hồ sơ hợp lệ, hải quan sẽ chuyển sang bộ phận kiểm hóa (kiểm tra thực tế hàng hóa). Trong quá trình kiểm tra tại hiện trường, nếu cán bộ phát hiện thấy sai sót trong khai báo, chẳng hạn: thừa thiếu hoặc không đúng loại hàng… thì tùy theo mức độ mà bị xử lý. Nếu không có vấn đề gì thì giải quyết thông quan cho lô hàng.

  • Chuẩn bị chứng từ cho 2 khâu nghiệp vụ:
    • Hải quan kiểm tra chứng từ: bạn chuẩn bị như với luồng Vàng tôi vừa nêu trên.
    • Hải quan kiểm tra hàng (kiểm hóa): cần thêm chứng từ để làm thủ tục kiểm hóa tại cảng, hoặc kho. Bạn chuẩn bị thêm: giấy giới thiệu, Lệnh giao hàng (còn hạn) đã lấy ở bước trên.
  • Trong bước này, chủ hàng thường cần phối hợp với đơn vị dịch vụ để giải thích, cung cấp thông tin theo yêu cầu của hải quan. Có thể phải truyền sửa tờ khai bằng chữ ký số, nếu cần. Tất nhiên, bên dịch vụ sẽ hướng dẫn cụ thể.
  • Trong bước này, hoặc ngay sau khi truyền tờ khai, bạn cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
  • Với hàng xuất khẩu, thường không mất thuế xuất khẩu, chỉ trừ một số loại hàng cụ thể liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
  • Với hàng nhập khẩu, thuế gồm những loại chính như sau:
    • Thuế nhập khẩu, thuế VAT đánh trên hàng nhập khẩu: 2 loại này thường xuyên gặp
    • Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường: 2 loại này ít gặp, chỉ đánh trên 1 số mặt hàng
  • Cách nộp thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT cho hàng nhập khẩu:

Sau khi có tờ khai chính thức, bạn có thể chuyển tiền nhờ Công ty dịch vụ nộp thay. Nếu bạn muốn tự nộp, thì đề nghị bên dịch vụ hướng dẫn thông tin nộp thuế.

Thông quan và lấy hàng:

Sau khi bạn nộp thuế và tờ khai được thông quan, đơn vị dịch vụ sẽ làm nốt thủ tục tại bộ phận hải quan giám sát ở cảng là xong: hàng nhập thì được lấy hàng, hàng xuất thì được chờ xếp lên tàu.

Giá cả sẽ tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, số lượng hàng hóa và nhu cầu của khách hàng cần cung cấp dịch vụ này.

Trên đây là những tư vấn của ACC về dịch vụ khai báo hải quan Vĩnh Phúc. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (690 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo