Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Đà Nẵng Trọn Gói, Chuyên Nghiệp (Cập nhật 2024)

Khai báo hải quan là một thủ tục phức tạp và dễ xảy ra sai sót. Để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu, ACC xin giới thiệu Dịch vụ khai báo hải quan Đà Nẵng trọn gói, chuyên nghiệp và các thông tin liên quan qua bài viết dưới đây.

Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Đà Nẵng Trọn Gói, Chuyên Nghiệp
Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Đà Nẵng Trọn Gói, Chuyên Nghiệp

1. Khai báo hải quan là gì?

Khai báo thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không cần thiết để cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép nhập khẩu/nhập cảnh hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới quốc gia.

Mục đích của thủ tục khai báo hải quan:

  • Một là để quản lý thuế: khai hải quan để cơ quan hải quan có cơ sở tính thuế và thu thuếnộp vào ngân sách nhà nước.
  • Hai là để quản lý hàng hóa: ngăn chặng kịp thời các lô hàng cấm xuất hoặc cấm nhập khẩuđược di chuyển qua khỏi biên giới.

2. Thủ tục khai báo hải quan tại Đà Nẵng

2.1. Địa điểm khai báo hải quan tại Đà Nẵng

Việc thông quan hàng hóa luôn được thực hiện tại các chi cục hải quan thuộc thành phố Đà Nẵng, gồm có 5 chi cụ như dưới đây:

  • Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng: số 3 Yết Kiêu, Thọ Quang, Sơn Trà.
  • Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng: đường Nguyễn Tri Phương, p.Hòa Thuận Tây, q.Hải Châu.
  • Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công: 65 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hòa Cường Nam, Hải Châu.
  • Chi cục hải quan KCN Hòa Khánh – Liên Chiểu: 363 – 365 Nguyễn Lương Bằng, Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu.
  • Chi cục Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng: KCN Đà Nẵng, đường Ngô Quyền, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.

Hàng xuất nhập khẩu theo từng loại hình sản xuất kinh doanh thường làm thủ tục thuộc các chi cục Cảng Đà Nẵng, sân bay Đà Nẵng.

2.2. Thủ tục khai báo hải quan tại Đà Nẵng

Bước 1: Chuẩn bị Bộ chứng từ hàng hóa

Thông thường, Bộ chứng từ hàng hóa bao gồm:

  • Giấy phép thành lập công ty, giấy chứng nhận mã số thuế đối với các doanh nghiệp mở tờ khai hải quan lần đầu.
  • Phiếu tiếp nhận tờ khai Hải quan
  • Bản sao Hợp đồng ngoại thương: là hợp đồng thương mại được ký kết giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài về xuất khẩu hàng hóa.
  • Bản gốc Hóa đơn hợp đồng thương mại.
  • Các tờ khai, phiếu đóng gói, đơn vận tải.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng xuất khẩu
  • Một số giấy tờ khác khi có yêu cầu tờ phía cơ quan Hải quan.

Bước 2: Khai và nộp Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là văn bản mà doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Khai báo trên tờ khai là một khâu trong quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Hiện nay, hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm, trừ một số trường hợp luật quy định buộc phải thực hiện khai Tờ khai hải quan trực tiếp.

Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:

  • Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
  • Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
  • Thuế và sắc thuế
  • Ghi chú về tờ khai hải quan.

Bước 3: Lấy kết quả phân luồng

Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:

Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện

Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
  • Giấy kiểm tra chất lượng.

Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn
  • Giấy phép (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ

Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.

Bước 4: Nộp thuế

Người khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng.

Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.

3. Dịch vụ khai báo hải quan Đà Nẵng trọn gói, chuyên nghiệp

Trên thực tế, hoạt động khai báo hải quan có rất nhiều thủ tục hành chính rắc rối và phức tạp, do vậy, hầu hết các doanh nghiệp sẽ không tự mình làm, mà sẽ tìm tới các công ty cung ứng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

Với thế mạnh về lĩnh vực thuế - hải quan, ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ cung ứng Dịch vụ khai báo hải quan Đà Nẵng trọn gói, chuyên nghiệp cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện khai báo hải quan, ACC sẽ thực hiện và gửi trả kết quả trong thời gian sớm nhất có thể.

4. Các lỗi và mức phạt thường gặp về thủ tục khai báo hải quan

Theo quy định tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP, các vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế thường gặp bao gồm:

  • Phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi:
  • Không khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định.
  • Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu.
  • Khai giá chính thức quá thời hạn quy định đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
  • Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa.
  • Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế.
  • Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1 Dịch vụ khai báo hải quan là gì?

Dịch vụ khai báo hải quan là quy trình nộp các giấy tờ cần thiết và thông tin về hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu qua biên giới, đảm bảo tuân thủ các quy định của hải quan và luật pháp liên quan. Tại Đà Nẵng, dịch vụ này giúp doanh nghiệp và cá nhân thực hiện quy trình này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

5.2 Tôi có thể thực hiện khai báo hải quan trực tuyến không?

Có, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác tại Việt Nam hiện nay hỗ trợ khai báo hải quan trực tuyến thông qua hệ thống của Tổng cục Hải quan. Bạn cần đăng ký tài khoản và tuân thủ hướng dẫn trên trang web chính thức.

5.3 Làm thế nào để tôi biết hàng hóa của mình cần nộp thuế hay không khi qua hải quan?

Tùy thuộc vào loại hàng hóa và các quy định về thuế nhập khẩu/xuất khẩu tại Việt Nam. Bạn nên tham khảo Cơ quan Hải quan Đà Nẵng hoặc sử dụng dịch vụ của một đại lý hải quan để xác định chính xác mức thuế phải nộp.

5.4 Thời gian xử lý hồ sơ khai báo hải quan mất bao lâu?

Thời gian xử lý có thể thay đổi tùy vào loại hình khai báo, độ phức tạp của lô hàng và hiệu quả làm việc của cơ quan hải quan. Trường hợp thông thường, quy trình này mất từ 1 đến 3 ngày làm việc.

Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về Dịch vụ khai báo hải quan tại Đà Nẵng. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (401 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo