Dịch Vụ Hoàn Thuế GTGT Cho DN Nộp Thuế GTGT Theo Phương Pháp Khấu Trừ

Dịch vụ hoàn thuế GTGT hiện nay đã trở thành thủ tục hành chính đối với mỗi doanh nghiệp thuộc đối tượng được hoàn thuế. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn loạy hoay và chưa nắm rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này. Sau đây, ACC xin tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Dịch vụ hoàn thuế GTGT cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ”

Dịch Vụ Hoàn Thuế GTGT Cho DN Nộp Thuế GTGT Theo Phương Pháp Khấu Trừ
Dịch Vụ Hoàn Thuế GTGT Cho DN Nộp Thuế GTGT Theo Phương Pháp Khấu Trừ

1. Khái niệm hoàn thuế GTGT?

Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho Ngân sách nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn là việc Ngân sách nhà nước trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi  mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

2. Những thông tin cơ bản về thuế GTGT

Thuế GTGT hay còn gọi là thuế VAT. Đây là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT tuy nhiên về bản chất người chịu thuế GTGT chính là người tiêu dùng cuối cùng.

Căn cứ theo danh sách hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế GTGT được tính là 10% giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Theo chế độ luật pháp Việt Nam hiện hành có 2 phương pháp tính thuế GTGT:

  • Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
  • Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

3. Điều kiện được hoàn thuế GTGT

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC, điều kiện chung để tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được hoàn thuế bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
  • Doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư và đã được cấp giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Sở hữu con dấu theo đúng quy định của pháp luật.
  • Lập và lưu trữ đầy đủ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
  • Có tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

4. Trình tự xin hoàn thuế GTGT cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Bước 1: Hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế đối với mỗi trường hợp cụ thể sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhua. Khoản 1 Điều 10 Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

  • Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
  • Các tài liệu khác theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Bước 2: Gửi hồ sơ hoàn thuế

Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính. Cụ thể:

  • Người nộp thuế gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kể từ thời Điểm cơ quan thuế chấp nhận giao dịch hoàn thuế điện tử theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC.
  • Người nộp thuế gửi trực tiếp hồ sơ hoàn thuế bằng giấy hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được quy định như sau;

  • Đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo xác nhận nộp hồ sơ hoàn thuế điện tử
  • Đối với hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế là ngày nộp hồ sơ hoàn thuế được công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.
  • Đối với hóa đơn gửi qua đường bưu chính là ngày nộp hồ sơ hoàn thuế được công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Bước 4: Xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận, cơ quan thuế sẽ tiến hành các công việc sau:

  • Phân loại hồ sơ hoàn thuế: Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định tại Điều 12 Thông tư 99/2016/TT-BTC.
  • Xác định số thuế GTGT được hoàn của người nộp thuế.
  • Xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ được bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn.
  • Đề xuất hoàn thuế.

Bước 5: Giải quyết hoàn thuế

Cơ quan thuế tiến hành giải quyết việc hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế. Các công việc cần được thực hiện bao gồm:

  • Thẩm định hồ sơ hoàn thuế;
  • Giám sát hồ sơ hoàn thuế;
  • Ban hành quyết định hoàn thuế;
  • Chi hoàn thuế cho người nộp thuế;
  • Công khai thông tin giải quyết hoàn thuế.

Bước 6: Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với người nộp thuế

  • Cơ quan thuế lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế và thực hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
  • Cơ quan thuế căn cứ kết quả đánh giá rủi ro, lựa chọn hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau có dấu hiệu rủi ro cao để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế trong năm và thực hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đảm bảo theo đúng thời hạn được quy định.
  • Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế, trường hợp phát hiện số thuế đã hoàn chưa đúng quy định, cơ quan thuế ban hành Quyết định để thu hồi số tiền thuế đã hoàn cho người nộp thuế, xử phạt vi phạm, tính tiền chậm nộp theo quy định.

5. Dịch vụ hoàn thuế GTGT cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Bước 1: Khảo sát và tư vấn các vấn đề liên quan đến hoàn thuế GTGT

  • Thu thập thông tin liên quan đến hoàn thuế GTGT
  • Tư vấn các vấn đề liên quan, các tình huống có thể xảy ra khi hoàn thuế GTGT

Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ

  • Kiểm tra các tờ khai thuế hàng tháng/quý của doanh nghiệp
  • Kiểm tra hóa đơn bán ra, mua vào
  • Kiểm tra bộ hồ sơ xuất khẩu
  • Kiểm tra phần thanh toán của bên nước ngoài
  • Kiểm tra phần thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn từ 20.000.000đ trở lên khi thanh toán cho các nhà cung cấp
  • Kiểm tra các hợp đồng mua bán
  • Kiểm tra sổ sách kế toán
  • Kiểm tra các hồ sơ khác liên quan
  • Kiểm tra tình hình nộp thuế của doanh nghiệp

Bước 3: Lập và nộp hồ sơ hoàn thuế

Bước 4: Giải trình số liệu với cơ quan thuế

  • Cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế
  • Giải trình số liệu khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT
  • Hoàn tất các thủ tục/yêu cầu từ cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra

6. Vì sao nên sử dụng dịch vụ hoàn thuế GTGT cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ của ACC

  • ACCcung cấp các dịch vụ Thuế hàng đầu tại Việt Nam;
  • ACC có nhiều năm kinh nghiệm;
  • Đội ngũ Nhân sự giàu kinh nghiệm, trong đó nhiều nhân sự là các cán bộ đã từng làm trong cơ quan thuế;
  • Đã từng thực hiện Dịch vụ Hoàn thuế, Quyết toán thuế cho hàng trăm khách hàng trên toàn quốc;
  • Tư vấn Dịch vụ 24/7; Chất lượng, Uy tín đã được khẳng định; Dịch vụ luôn nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất;
  • Giá phí Dịch vụ Hoàn thuế Giá trị Gia tăngluôn hợp lý và cạnh tranh trên thị trường

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1199 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo