Khi doanh nghiệp có nhu cầu “đóng cửa” một địa điểm kinh doanh của mình, các vấn đề pháp lý về trình tự thủ tục chấm dứt hoạt động là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
![Dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/02/dich-vu-giai-the-dia-diem-kinh-doanh.png)
Dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh
I. Thế nào là địa điểm kinh doanh và giải thể địa điểm kinh doanh?
1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo Khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “ Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
2. Giải thể địa đểm kinh doanh là gì?
Giải thể địa điểm kinh doanh là việc doanh nghiệp tiến hành chấm dứt hoạt động đối với địa điểm kinh doanh đã đăng ký và thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh đó.
3. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
II. Khi nào thì cần tiến hành giải thể địa điểm kinh doanh?
Ngoài một số lí do dễ gặp như doanh nghiệp vi phạm pháp luật, cơ quan chứuc năng xử phạt hay doanh ghiẹp phá sản thì còn một số yếu tố khác dẫn đến việc giải thể địa điểm kinh doanh như:
1. Hiệu quả kinh doanh kém:
- Doanh thu sụt giảm liên tục, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí hoạt động.
- Mức độ cạnh tranh cao, thị trường thay đổi bất lợi khiến việc duy trì hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn.
- Chi phí mặt bằng, nhân công, nguyên vật liệu tăng cao khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng nặng nề.
2. Thay đổi chiến lược kinh doanh:
- Doanh nghiệp muốn chuyển hướng sang lĩnh vực mới, thị trường mới.
- Doanh nghiệp muốn tập trung nguồn lực vào các địa điểm kinh doanh hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp muốn hợp nhất với một doanh nghiệp khác, dẫn đến việc đóng cửa một số địa điểm kinh doanh.
3. Lý do cá nhân:
- Chủ sở hữu doanh nghiệp muốn nghỉ hưu hoặc chuyển sang làm việc khác.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người kế nhiệm.
- Doanh nghiệp gặp vấn đề về sức khỏe, gia đình hoặc các vấn đề cá nhân khác.
III. Hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh cần những loại giấy tờ gì?
1. Hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh tại Sở kế hoạch - đầu tư:
Hồ sơ giải thể/chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Thông báo giải thể (chấm dứt hoạt động) địa điểm kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-20 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
- Giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện thủ tục.
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
2. Hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh tại cơ quan thuế:
Trường hợp địa điểm kinh doanh có mã số thuế riêng, doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục chấm dứt/hủy địa điểm kinh doanh tại cơ quan thuế.
- Văn bản đề nghị kết thúc hiệu lực MST riêng của địa điểm kinh doanh.
- Quyết định giải thể địa điểm kinh doanh của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu công ty hoặc người đứng đầu chi nhánh (trường hợp quyền quản lý địa điểm kinh doanh thuộc về chi nhánh).
- Giấy ủy quyền cho người đại diện công ty mẹ thực hiện thủ tục tại cơ quan thuế.
- Bản sao giấy phép đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (tùy vào yêu cầu của từng cơ quan thuế).
Dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh
IV. Dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh tại Nha Trang
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, việc điều chỉnh lại phương hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã làm giảm thiểu các địa điểm kinh doanh từ nhỏ lẻ cho tới quy mô lớn. Tuy nhiên, xuất phát từ bất cập còn lúng túng trước những thủ tục pháp lý cũng như các quy định về lợi ích, các công ty thường gặp những tình huống trớ trêu khi thực hiện thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh.
Do vậy, vơi mong muốn các công ty, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng trong quá trình tiến hành giải thể doanh nghiệp, Công ty Luật ACC chúng tôi rất hân hạnh khi cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh tại Nha Trang.
Ưu điểm khi đến và sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi bao gồm:
- Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp và thành thạo các thủ tục pháp lý, hồ sơ của quý khách hàng sẽ được chuẩn bị hoàn chỉnh và chu đáo nhất theo đúng quy định của pháp luật.
- Thời gian lên hồ sơ và làm việc, xử lí các thu tục nhanh chóng, gọn gàng, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian ổn định đội ngũ nhân sự.
- Chúng tôi luôn đề cao tính bảo mật trong thông tin khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu.
V. Quá trình thực hiện dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh của Công ty Luật ACC
Công ty Luật Acc sẽ thay bạn hoàn thành thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh, cụ thể:
Bước 1: Tư vấn mọi thông tin liên quan đến thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về địa điểm kinh doanh cần giải thể của công ty mẹ.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh, trình khách hàng ký tận nơi.
Bước 4: Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 5: Thay mặt doanh nghiệp theo dõi hồ sơ, xử lý những vấn đề phát sinh (nếu có) và nhận kết quả tại Sở KH&ĐT.
Bước 6: Bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài ra Công ty Luật ACC còn giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh tại cơ quan thuế (nếu địa điểm kinh doanh có mã số thuế 13).
VI. Một số câu hỏi khác thường gặp
1. Tổng thời gian hoàn thành dịch vụ của Công ty Luật Acc là bao nhiêu?
Tổng thời gian hoàn thành dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh tại Công ty luật Acc là trong vòng 7 – 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
2. Sau khi giải thể địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng lại tên doanh nghiệp đó hay không?
Có, doanh nghiệp có thể sử dụng lại tên doanh nghiệp đó sau khi giải thể địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải chờ đợi 6 tháng sau khi giải thể mới được sử dụng lại tên doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp có cần phải thông báo cho ngân hàng về việc giải thể địa điểm kinh doanh hay không?
Có, doanh nghiệp cần phải thông báo cho ngân hàng về việc giải thể địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trên tài khoản ngân hàng.
Nội dung bài viết:
Bình luận