Dịch vụ đóng mã số thuế cá nhân nhanh chóng, giá rẻ nhất

dich-vu-dong-ma-so-thue-ca-nhan
Mã số thuế cá nhân là mã số duy nhất với mục đích kê khai các khoản thu nhập của cá nhân đó, khi mỗi cá nhân có mã số thuế cá nhân của mình sẽ tạo thuận lợi cho cá nhân mỗi khi nộp thuế, hoàn thành các thủ tục hành chính về đăng ký người phụ thuộc, các khoản giảm trừ gia cảnh,.. Bài viết sau đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho các bạn dịch vụ đóng mã số thuế cá nhân nhanh chóng, giá rẻ nhất.

1. Đóng mã số thuế được hiểu thế nào?

Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Với các doanh nghiệp muốn giải thể. Thủ tục đóng mã số thuế chính là thủ tục cần thiết để giải thể tại cơ quan thuế. Để có thể đóng mã số thuế doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện:
– Nộp đầy đủ các loại tờ khai, báo cáo thuế;
– Nộp đầy đủ các loại thuế (không còn nợ thuế).

2. Thành phần hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế 

Các giấy tờ liên quan của cơ quan có thẩm quyền xác nhận cá nhân đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự).

3. Thủ tục đóng mã số thuế thu nhập cá nhân

3.1 Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân, người phụ thuộc.

Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện thủ tục đóng mã số thuế thu nhập cá nhân.

Bước 1: Hoàn thành nghĩa vụ của người nộp thuế trước khi đóng mã số thuế
Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại điều 60,67,69,70,71 luật quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế.
Điều 60: Xử lý số tiền thuế nộp thừa;
Điều 67: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;
Điều 69: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
Điều 70,71: Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Bước 2: Cá nhân làm hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế là văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 105/2020/TT-BTC.
Bước 3: Cá nhân nộp hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân
Cá nhân nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.
Lưu ý: Có thể làm hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân online theo mẫu số 24/ĐK-TCT tại trang web thuedientu.gdt.gov.vn.
Điều kiện để có thể thực hiện làm hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân online là cá nhân phải có tài khoản giao dịch thuế điện tử. Nếu chưa có có thể đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử với cá nhân tài khoản giao dịch thuế điện tử theo các bước được hướng dẫn tại công văn 377/TCT-DNNCN ngày 05/02/2021.

3.2 Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân online

Để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế qua mạng cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập website thuedientu.gdt.gov.vn và đăng nhập ID (mã số thuế) và mật khẩu của người nộp thuế;
Bước 2: Chọn mục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và đính kèm các tài liệu tùy từng trường hợp;
Bước 3: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ trả lời của cơ quan thuế.

3.3 Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và kết quả

Cơ quan quản lý thuế trực tiếp thực hiện ban hành thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế số 17/TB-ĐKT ban hành kèm thông tư 105/2020/TT-BTC gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Phối hợp với cơ quan quản lý khoản thu nơi nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước để quyết toán nghĩa vụ của người nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý khoản thu,xử lý bù trừ nghĩa vụ thuế hoặc hoàn trả theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thủ tục bù trừ hoặc hoàn trả kiêm bù trừ đối với các nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ban hành thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm thông tư 105/2020/TT-BTC trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với cơ quan quản lý thuế.
Khi mã số thuế của người nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực thì giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân thông báo mã số thuế, thông báo mã số thuế người phụ thuộc hết hiệu lực.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp cập nhập thông tin và chuyển trạng thái mã số thuế của người nộp về trạng thái người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế ngay trong ngày làm việc hoặc là chậm nhất ngày làm việc ngày tiếp theo kể từ ngày ban hành thông báo về người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trạng thái người nộp thuế ngừng hoạt động và đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo ngày ban hành thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế số 18/TB-ĐKT ban hành kèm thông tư 105/2020/TT-BTC.

4. Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

  • Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn;
  • Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng; chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế
  • Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

5. Một số câu hỏi thường gặp về dịch vụ đóng mã số thuế cá nhân

Khi một cá nhân có hai mã số thuế cá nhân thì thủ tục để đóng một mã số thuế như thế nào?

Theo Công văn 896/TCT-KK ngày 08/03/2016 hướng dẫn như sau:
Trường hợp cá nhân đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân, sau đó cá nhân có thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được cấp chứng minh nhân dân mới và số chứng minh nhân dân mới (09 số tự nhiên hoặc 12 số tự nhiên) theo địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chuyển đến, hoặc được cấp số định danh cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, thì cá nhân đó phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế hiện hành. Không được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân mới theo số chứng minh nhân dân mới hoặc số định danh cá nhân mới.
Trường hợp cơ quan thuế địa phương nơi người nộp thuế chuyển đến đã cấp mã số thuế mới cho người nộp thuế theo số chứng minh thư mới hoặc số định danh cá nhân mới phải có trách nhiệm thực hiện thu hồi mã số thuế đã cấp không đúng nguyên tắc trên, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ người nộp thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp để thực hiện kê khai, nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
Vì vậy: khi người nộp thuế có hai mã số thuế, cần phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mã số thuế thứ hai để cơ quan thuế thực hiện thu hồi mã số thuế đã cấp không đúng nguyên tắc.
Đồng thời người nộp thuế thực hiện điều chỉnh thông tin đăng ký thuế trên mã số thuế cũ để kê khai, nộp thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Để đăng ký mã số thuế cá nhân cần những gì?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC để đăng ký mã số thuế cá nhân và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 05-ĐK-TCT quy định tại thông tư này;
  • Thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn hiệu lực bản sao không cần có chứng thực nếu cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam. Bản sao không yêu cầu chứng thực đối với hộ chiếu còn hiệu lực nếu cá nhân có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập thì cần phải có văn bản ủy quyền và gửi giấy tờ cá nhân bản sao cho cơ quan chi trả thu nhập.

Thủ tục để điều chỉnh thông tin mã số thuế cá nhân như thế nào?

Người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế (bao gồm: Mẫu 08-MST ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC, Bản sao chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực) nộp để cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mã số thuế cũ.

Mã số thuế cá nhân có lợi ích gì?

Nếu có mã số thuế người nộp thuế sẽ được hưởng các quyền lợi như là  được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo, được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa, được cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng và thuận tiện.
Sau khi đăng ký thuế, nếu người nộp thuế có người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh, hãy khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân dùng cho cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo kê khai (chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau) hoặc tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân dùng cho cá nhân nộp thuế khoán (chậm nhất là ngày 31-12 của năm trước).
Ngoài ra, những người có mã số thuế cá nhân chỉ bị tạm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% (thay vì 20% đối với người chưa có mã số thuế), khi có các khoản thu nhập vãng lai trên một triệu đồng cho một lần từ việc cung cấp dịch vụ mà cá nhân không ký hợp đồng lao động.

Khi nào thì phải đăng ký mã số thuế cá nhân?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, thì đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm những đối tượng sau:
Tổ chức cá nhân trả thu nhập:

  • Các tổ chức, cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, đơn vị trực thuộc hạch toán riêng và có tư cách pháp nhân riêng;
  • Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp;
  • Các đơn vị sự nghiệp;
  • Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
  • Các ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài;
  • Các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài;
  • Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập khác.

Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:

  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kể cả cá nhân nước ngoài làm việc cho Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phục vụ nước ngoài tại Việt Nam;
  • Cá nhân chuyển nhượng bất động sản;
  • Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu có yêu cầu);
  • Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh.

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh:
Nếu đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì được sử dụng chung để khai đối với tất cả các khoản thu nhập.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến dịch vụ đóng mã số thuế cá nhân. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1129 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo