Dịch Vụ Đại Diện Trong Tố Tụng Dân Sự Cập Nhật 2024

Để đảm bảo cho quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ tìm đến luật sư để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Bài viết sau đây của ACC xin cung cấp một số thông tin về dịch vụ đại diện trong tố tụng dân sự cụ thể như sau:

Dịch Vụ Đại Diện Trong Tố Tụng Dân Sự
Dịch Vụ Đại Diện Trong Tố Tụng Dân Sự

1. Người đại diện theo ủy quyền là gì?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự cụ thể tại Điều 85 thì

Điều 85. Người đại diện

  1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
  2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

  1. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

  1. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Như vậy, người đại diện có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người địa diện theo ủy quyền

2. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự

Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo đó việc chấm dứt đại diện trong các trường hợp sau:

  • Theo thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền đã hết;
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
  • Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
  • Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

3. Mẫu giấy tham gia tố tụng dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG

Kính gửi: ...

Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015;

Căn cứ nhu cầu thực hiện công việc và thỏa thuận của hai bên:

Bên ủy quyền (Bên A):

Họ và tên: ..., năm sinh ..., địa chỉ: ..., giấy CMND số ... ngày cấp ... tại …, điện thoại: ...

Tham gia tố tụng với tư cách là: ...

Lý do ủy quyền: ...

Bên nhận ủy quyền (Bên B):

Họ và tên: ..., năm sinh ..., địa chỉ: ..., giấy CMND số ... ngày cấp ... tại Công an ..., điện thoại: ...

Phạm vi ủy quyền:

Bên B được thay mặt bên A tham gia tố tụng, tham dự phiên tòa, thực hiện việc phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm, trả lời câu hỏi, quyết định tất cả các vấn đề liên quan về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên A theo quyết định số .../.../QĐ-PT ngày ... và giấy triệu tập phiên tòa số .../GTT-PT ngày ... của Tòa án nhân dân ....

Thời hạn ủy quyền: 

Giấy ủy quyền này có hiệu lực, kể từ ngày được hai bên ký kết và hết hiệu lực khi giải quyết xong vụ án hoặc hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Bên A xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi cam kết do Bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền trên đây.

Bên A công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền.

Rất mong nhận được sự quan tâm, chấp thuận và tạo điều kiện thuận lợi của Tòa án ... ./.

Trân trọng cảm ơn!

BÊN B
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Văn B
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Văn A

 

4. Dịch vụ ACC có lợi ích gì?

Tự hào là đơn vị hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý vì vậy luôn hoàn thành một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.

Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.

Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (465 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo