Dịch vụ công ích thiết yếu là gì?- Luật ACC

Theo quy định mới của Hà Nội, một trong các đối tượng được cấp giấy đi đường là các đơn vị cung cấp cấp dịch vụ công ích thiết yếu. Vậy, theo quy định các đơn vị này được xác định như thế nào? Dịch vụ công ích thiết yếu là gì? ACC mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về vấn đề nêu trên.

Lu
Dịch vụ công ích thiết yếu là gì?- Luật ACC

1.Thế nào là dịch vụ công ích thiết yếu?

Khoản 28 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

"Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí."

Hiện nay, các dịch vụ công ích thiết yếu được đề cập đến tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP gồm:

- Dịch vụ bưu chính công ích.

- Xuất bản (không gồm in và phát hành xuất bản phẩm).

- Hoạt động thuộc nông, lâm nghiệp.

- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển.

- Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng và điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.

- Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.

- Bảo đảm an toàn hàng hải nhưng không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng.

- Các trường hợp khác căn cứ vào đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, quyết định.

Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được phép ra đường.

2. Cấp giấy đi đường cho người làm dịch vụ công ích thiết yếu thế nào?

Theo Thông báo của Công an TP. Hà Nội, nhóm cán bộ, công chức, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu được Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Nội cấp giấy đi đường theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Thủ trưởng tổ chức, doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử một cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để cung cấp thông tin, danh sách cá nhân, người lao động, người lái xe mô tô, ô tô để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện:

- Biểu mẫu số 01: Danh sách cá nhân.

- Biểu mẫu số 02: Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách người điều khiển xe ô tô.

Trong đó, Sở quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực như:

- Trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Trong lĩnh vực vận tải: Sở Giao thông.

- Trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, siêu thị: Sở Công Thương…

Bước 2: Gửi danh sách đề nghị

Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người lái xe mô tô, ô tô đề nghị cấp giấy đi đường gửi đến Phòng Cảnh sát giao thông qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống để duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

Bước 3: Căn cứ vào danh sách được duyệt, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành cấp giấy đi đường.

Bước 4: Cấp giấy đi đường

- Giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện, người điều khiển ô tô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (qua thư điện tử) sau đó cơ quan này chuyển giấy đi đường kèm mã cho tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân… để in, cấp và sử dụng.

- Giấy đi đường cho người điều khiển mô tô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tới cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để trả cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã được duyệt.

3. Câu hỏi thường gặp

Dịch vụ nào là công ích thiết yếu?

Nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thiết yếu, ngân hàng, luật sư, cơ sở giáo dục, chứng khoán, tang lễ... là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

Hàng hóa thiết yếu là gì?

Để giải đáp câu hỏi Hàng hóa thiết yếu là gì thì hiện theo Điều 4 Luật giá 2012 có quy định:

“ 1.Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.

[…] 3.Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh”.

XEM THÊM:>>>Dịch vụ công mức độ 4 là gì? 

Trên đây là giải đáp cụ thể về dịch vụ công ích thiết yếu là gì? Nếu cần hỗ trợ, giải đáp thêm, độc giả có thể liên hệ với ACC thông qua địa chỉ được ghim bên dưới bài viết này. Trân trọng cam ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo