Dịch vụ công ích là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của mọi người dân, vì lợi ích chung của toàn xã hội, do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ thể khác đáp ứng điều kiện cung ứng nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.
Dịch vụ công ích là gì?
1. Dịch vụ công ích công ích là gì?
Dịch vụ công ích là dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).
2. Đặc điểm của dịch vụ công ích
– Dịch vụ công ích có tính xã hội, mục tiêu chính của dịch vụ công ích là phục vụ lợi ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân trong xã hội và bảo đảm công bằng và ổn định xã hội.
Mọi người đều bình đẳng, có quyền như nhau trong việc được phục vụ bởi các dịch vụ công ích… Từ đó, có thể thấy tính xã hội của dịch vụ công ích rất rõ rệt, và tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công ích.
– Dịch vụ công ích được cung ứng và quản lý bởi chủ thể đặc biệt là nhà nước hoặc được cung ứng bởi các tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện.
Nhà nước có trách nhiệm tổ chức cung cấp các dịch vụ công ích cơ bản, thiết yêu có người dân và cộng đồng như cây xanh, ánh sáng, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, cấp nước sạch, thu gom và xử lí rác thải, đây là những dịch vụ không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân và nếu việc cung cấp các dịch vụ này bị dán đoạn sẽ gây tình trạng bất ổn trong xã hội.
– Người sử dụng dịch vụ công ích không trực tiếp trả tiền, mà là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước, hoặc chỉ thu phí dịch vụ ở mức thấp phù hợp với thu nhập của hầu hết mọi người dân trong xã hội.
Dịch vụ công không mang tính chất lợi nhuận, được Nhà nước tổ chức cung ứng và quản lý như là việc thực hiện chức năng của nhà nước, do đó việc thu phí của người dân thấp không đủ để bù đắp những chi phí của dịch vụ. Tuy nhiên, Nhà nước đã dùng Ngân sách để để bù lỗ cho việc cung ứng dịch vụ này nhằm mục đích quản lý nhà nước, đảm bảo nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội.
3. Các hình thức cung ứng dịch vụ công ích
Một số những hình thức cung ứng dịch vụ công ích trên thế giới:
+ Nhà nước cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công ích.
+ Nhà nước giao cho các khu vực tự cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công ích
+ Nhà nước liên kết với tư nhân thực hiện cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công ích
Hình thức cung ứng dịch vụ công ích ở Việt Nam:
+ Nhà nước cung ứng tài chính và tổ chức thực hiện, đồng thời cũng giao cho các cấp chính quyền, địa phương thực hiện.
+ Nhà nước ủy quyền cho các tư nhân cung ứng. Như đã phân tích ở trên dịch vụ ông ích không mang tính lợi nhuận nên khi tư nhân tham gia vào việc cung ứng sẽ ít tư nhân tham gia, tuy nhiên để tránh việc độc quyền, cung cấp không đầy đủ, đẩy giá lên cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công ích mà người dân được sử dụng nên nhà nước có trách nhiệm điều tiết, quản lý việc cung ứng dịch vụ của tư nhân nhằm đảm bảo cho việc cung ứng được bình thường, đảm bảo nhu cầu cần thiết cho người dân.
Nội dung bài viết:
Bình luận