Dịch thuật công chứng tư pháp có giá trị pháp lý cao nhất theo quy định của Pháp Luật Việt Nam hiện hành. Thông thường, các bản sao tờ khai, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp, hộ khẩu…Khi mang dịch thuật tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác) đều cần công chứng để hợp pháp hóa. Bài viết dưới đây cung cấp tới quý bạn đọc thông tin về dịch thuật tư pháp là gì?
1. Dịch thuật tư pháp là gì?
Dịch thuật tư pháp là dịch vụ phiên dịch tài liệu, giấy tờ…Sang những ngôn ngữ khác (theo yêu cầu của khách hàng), tài liệu sau khi dịch hoàn tất sẽ được đóng dấu của Sở Tư Pháp, xác nhận nội dung chính xác so với bản gốc.
Trên bản dịch được công chứng tư pháp luôn có:
- Con dấu và chữ ký xác nhận của sở Tư Pháp.
- Cam kết bản dịch chính xác của phiên dịch viên.
- Chữ ký của phiên dịch viên.
Cần phân biệt công chứng tư pháp với chứng thực bản dịch của công ty dịch thuật thông thường. Dịch thuật công chứng tư pháp luôn có giá trị pháp lý cao hơn. Thông thường, khi cần dịch thuật công chứng tư pháp, bạn nên đến thẳng các phòng công chứng thuộc Sở Tư Pháp.
2. Quy trình dịch thuật công chứng tư pháp
Quy trình dịch thuật công chứng tư pháp gồm các bước sau:
- B1: Mang tài liệu cần phiên dịch đến Sở Tư Pháp.
- B2: Nhân viên sẽ tiếp nhận tài liệu, kiểm tra tính hợp pháp theo quy định Pháp Luật.
- B3: Hẹn ngày trả kết quả, sau đó nhân viên sẽ bắt đầu dịch thuật.
- B4: Nhân viên ký tên, xác nhận bản dịch là chính xác với bản gốc.
- B5: Tài liệu được đóng dấu xác nhận của Sở Tư Pháp.
- B6: Trả kết quả theo lịch hẹn.
Nếu bạn công chứng Tư Pháp tại các công ty bên ngoài, họ vẫn phải gửi về Sở Tư Pháp đóng dấu, không có công ty nào đủ thẩm quyền để tự đóng con dấu này. Dịch thuật công chứng tư pháp cần thông qua nhiều bước, tốn nhiều thời gian, vì vậy nếu không cần thiết, bạn chỉ cần chứng thực tại phòng công chứng là đủ.
Trường hợp cần công chức tư pháp có thể kể đến như:
- Dịch thuật lý lịch tư pháp.
- Dịch thuật học bạ, văn bằng sang tiếng nước ngoài.
- Các hồ sơ, giấy tờ để du lịch, định cư nước ngoài.
- Các hợp đồng, giao dịch…
Riêng đối với trường hợp công chứng bản sao hộ khẩu, thẻ căn cước, bằng lái xe…Thì bạn chỉ cần con dấu của phòng công chứng quận, huyện là đủ, không cần công chứng tư pháp.
3. Phân biệt dịch thuật công chứng tư pháp và dịch thuật công chứng tư nhân
Công chứng tư pháp
– Địa chỉ làm: Phòng công chứng thuộc Sở tư pháp các quận huyện (mỗi quận huyện chỉ có 1 phòng công chứng làm).
– Kiểu đơn vị làm: Cơ quan nhà nước.
– Phong cách làm việc: Chậm chạp, cứng nhắc theo kiểu nhà nước.
– Thời gian công chứng tư pháp: 2-3 ngày hoặc hơn (Tùy nhiều người làm hay ít người làm).
– Dễ bị quá tải nếu số lượng người làm đông.
– Chí phí: 50.000đ / 1 bộ hồ sơ.
Công chứng tư nhân
– Địa chỉ làm: Văn phòng công chứng tư nhân (có rất nhiều địa chỉ làm). Các công ty dịch thuật cũng nhận làm dịch vụ này.
– Kiểu đơn vị làm: Công ty, doanh nghiệp tư nhân.
– Phong cách làm việc: Tốc độ, chuyên nghiệp, khách hàng là thượng đế.
– Thời gian công chứng tư nhân: Lấy ngay trong ngày, quá tải lắm thì sang hôm sau.
– Kiểm và đóng dấu nhanh, thủ tục đơn giản.
– Chí phí: 20.000đ / 1 bộ hồ sơ.
Với tài liệu dịch là những giấy tờ đơn giản, dễ thì bạn có thể dịch thuật công chứng tư pháp hay tư nhân không vấn đề gì. Tuy nhiên với những tài liệu dài, khó, chuyên ngành, có tầm quan trọng cao, độ chính xác cao thì hãy xem xét dịch vụ dịch thuật của các công ty dịch thuật.
Các Văn phòng công chứng tư nhân hay Phòng công chứng thuộc Sở tư pháp các quận huyện chỉ dịch tài liệu, hồ sơ, giấy tờ qua các cộng tác viên dịch thuật. Chính vì vậy chất lượng, độ chính xác và tốc độ dịch không thể bằng được các biên dịch viên chuyên nghiệp của các công ty dịch thuật.
Trên đây là nội dung về dịch thuật tư pháp là gì? Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn có thể liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ, tránh các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận