Việc điều khiển một phương tiện khi tham gia sẽ được quy định theo luật pháp mỗi quốc gia, song, việc có được bằng lái xe (giấy chứng nhận) là yếu tố bắt buộc. Vậy khi tham gia giao thông ở quốc gia khác, cần thực hiện thủ tục gì?
Bằng lái xe hay còn gọi là Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Bằng lái xe là một trong những loại giấy tờ quan trọng khi công dân thực hiện tham gia điều khiển các phương tiện giao thông, giúp đảm bảo cho người điều khiển xe được lưu thông và sử dụng phương tiện giao thông tương ứng với quyền hạn của từng loại xe.
1. Các trường hợp cần dịch thuật công chứng bằng lái xe
Theo Điều 33 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ: Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:
- Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
- Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Theo Điều 41 Công ước Giao thông đường bộ 1968, trong đó có quy định: Quốc gia ký kết phải công nhận những lái xe sở hữu giấy phép nội địa được viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của Quốc gia đang lưu thông, hoặc nếu không viết bằng ngôn ngữ như vậy thì phải đi kèm với bản dịch có chứng nhận.
Do đó, đối với các quốc gia chưa tham gia Công ước Vienna, có thể sử dụng giấy phép lái xe nội địa và được dịch thuật công chứng, trường hợp sử dụng tại các quốc gia nằm ngoài hiệp định này thì bắt buộc phải thực hiện học và thi bằng lái của nước đó hoặc đổi bằng lái xe sang giấy phép lái xe quốc tế.
Như vậy bao gồm các trường hợp:
- Sử dụng trong phạm vi các quốc gia ký kết Công ước Giao thông đường bộ 1968 và Công ước Vienna:
- Người nước ngoài công tác, học tập làm việc hoặc cư trú tại Việt Nam trong thời gian dài;
- Người Việt Nam ra nước ngoài công tác, học tập làm việc hoặc cư trú trong thời gian dài.
- Như đã nói các quốc gia ký kết Công ước Giao thông đường bộ 1968 phải công nhận những lái xe sở hữu giấy phép nội địa được viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của quốc gia đang lưu thông, hoặc nếu không viết bằng ngôn ngữ như vậy thì phải đi kèm với bản dịch có chứng nhận
- Như vậy để được phép sử dụng bằng lái xe của người nước ngoài tại Việt Nam hoặc ngược lại, giấy phép lái xe bắt buộc phải đi kèm với bản dịch có chứng nhận (dịch thuật công chứng bằng lái xe)
- Đối với các quốc gia khác: Dịch công chứng để thực hiện chuyển đổi bằng lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại
Dịch công chứng chuyển đổi bằng lái xe
Chuyển đổi bằng lái xe là một nhu cầu thiết thực đối với ngoài nước ngoài sang Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc cũng như người Việt định cư, học tập, lao động trên nước sở tại,... với nhu cầu ban đầu là điều khiển phương tiện tham gia giao thông, phục vụ cho đời sống,…
2. Hồ sơ chuyển đổi bằng lái xe gồm những giấy tờ sau
- Đơn đề nghị đổi bằng lái xe: Đối với người nước ngoài, đơn có xác nhận của Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Bộ ngoại giao... hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú nếu là người gốc Việt;
- Hồ sơ gốc + CMND photo + 6 ảnh 3x4;
- Hai bản dịch thuật công chứng Bằng lái xe còn thời hạn sử dụng;
- Hai bản photo hộ chiếu không cần công chứng;
- Bằng lái xe gốc cần chuyển đổi.
3. Thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài).
Hồ sơ bao gồm
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
- Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
- Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu quy định như trên và giấy phép lái xe nước ngoài.
- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe của người nước ngoài không định cư lâu dài tại Việt Nam do cơ quan đổi giấy phép lái xe lưu trữ 01 năm, gồm các tài liệu quy định như trên.
Lưu ý: Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch
- Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
- Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
- Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
- Giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
- Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
Nội dung bài viết:
Bình luận