Trong lĩnh vực xây dựng, các công trình thường xuyên chảy xảy ra các tình huống phát sinh. Khi xảy ra các tình huống như vậy cần có địa chất công trình giải quyết. Vậy địa chất công trình là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Địa chất công trình là gì?
Địa chất công trình là ngành học thuộc khoa học Trái Đất chuyên nghiên cứu thành phần, trạng thái, tính chất vật lý, tính chất cơ học của đất đá nhằm phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng,...
Các hướng khoa học chính hiện nay của địa chất công trình gồm: Thạch luận công trình (thổ chất học), Địa chất động lực công trình, Địa chất công trình khu vực, Địa chất công trình chuyên môn.
Do quá trình chuyên môn hoá và phân dị, đang hình thành các hướng mới: Địa chất công trình cải tạo đất đá, Thí nghiệm địa chấn công trình (Seismic Test), Phương pháp Vi địa chấn (Microtremor),...
Địa chất công trình nghiên cứu một phạm vi rộng lớn các vấn đề địa chất và giải quyết những phát sinh khi thiết kế, xây dựng các loại công trình (thủy điện, cảng, sân bay, cầu đường, nhà dân dụng và công nghiệp, công trình ngầm,...), khi cải tạo lãnh thổ (tháo khô, chống trượt,...) cũng như khai thác các mỏ khoáng sản.
2. Điều kiện địa chất công trình
Điều kiện địa chất công trình là tổng hợp các yếu tố địa chất tự nhiên ảnh hưởng đến công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình.
Yếu tố địa hình địa mạo: đặc điểm địa hình địa mạo ảnh hưởng rất lớn đến mặt bằng bố trí xây dựng công trình, đến chọn vị trí tuyến đường cũng như vị trí đập chắn nước của các công trình thủy lợi
Yếu tố địa tầng và tính chất cơ lý của các loại đất đá: Khi nghiên cứu đất đá phải làm sáng tỏ các đặc điểm về thành phần, màu sắc, trạng thái, kiến trúc cấu tạo, đặc điểm phân bố trong không gian, bề dày và mức độ biến đổi bề dày của đất đá. Cần mô tả các tính chất cơ lý, các tính chất đối với nước của đất đá để phục vụ các mục đích xây dựng cụ thể. Để cung cấp tài liệu cho thiết kế kỹ thuật, ngoài việc xác định các giá trị tiêu chuẩn, còn phải xác định các giá trị tính toán của các chỉ tiêu cơ lý theo các trạng thái giới hạn khác nhau.
Yếu tố cấu tạo địa chất và đặc điểm kiến tạo: yếu tố cấu tạo địa chất có thể làm thúc đẩy sự phát triển của một số quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình như: phong hóa, trượt, cacxtơ,… Đặc điểm cấu tạo địa chất có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của các bờ dốc, sườn dốc, có thể gây mất ổn định cho các công trình đập chắn nước cũng như gây thấm mất nước từ hồ chứa.
Yếu tố địa chất thủy văn trong các điều kiện địa chất công trình:
Nước dưới đất có thể làm thay đổi độ bền của đất đá, tạo nên áp lực đẩy nổi dưới móng công trình, gây ăn mòn kết cấu bê tông và nước chảy vào hố móng khi thi công. Nước dưới đất là nguyên nhân gây nên hiện tượng trượt của các sườn dốc cũng như các quá trình biến dạng thấm như xói ngầm, cát chảy, đùn đất. Nghiên cứu nước dưới đất có thể cho phép đánh giá được khả năng thấm mất nước của hồ chứa nước.
Yếu tố về các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình: hoạt động của các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình có thể làm thay đổi thành phần và tính chất của đất đá, gây mất ổn định cho công trình và gây thấm mất nước của hồ chứa.
Yếu tố về vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên: khi thiết kế và xây dựng một số công trình như thủy lợi, giao thông, việc cung cấp vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự tồn tại một loại vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên nào đó trong khu vực nghiên cứu có thể quyết định việc lựa chọn kiểu và kết cầu công trình cũng như giá thành xây dựng.
Tùy thuộc đặc điểm và tính chất của công trình cụ thể cũng như giai đoạn khảo sát mà các yếu tố của điều kiện địa chất công trình có ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau.
3. Tại sao phải khảo sát địa chất công trình
Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:
‒ Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng.
‒ Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm.
‒ Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.
‒ Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.
‒ Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.
4. Câu hỏi thường gặp
Khảo sát địa chất công trình là gì?
Là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng…. Các dạng công tác chính trong khảo sát địa chất công trình bao gồm: khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh….
Khảo sát địa chất công trình khi nào, ở đâu?
Công tác khảo sát địa chất công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm. . .
Khảo sát địa chất được thực hiện trên khoảnh đất dự kiến xây dựng công trình, tại nơi bố trí các công trình quan trọng, nơi đặt móng nhà, đài nước. .. .
XEM THÊM:>>>Quy định mới nhất về khảo sát xây dựng [Chi tiết 2022]
Trên đây là bài biết địa chất công trình là gì? Cảm ơn bạn đọc đac theo dõi đến đây của bài viết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay qua các địa chỉ bên dưới cho chúng tôi. Trân trọng cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận