Đi xe máy cần những giấy tờ gì là câu hỏi, thắc mắc của nhiều người. Vậy đó là những giấy tờ gì. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây về Đi xe máy cần những giấy tờ gì.
Đi xe máy cần những giấy tờ gì
1. Đi xe máy cần những giấy tờ gì
Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- a) Đăng ký xe;
- b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
- c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
- d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng cần mang giấy tờ gì
Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BGTVT quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành thì người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, phải có các giấy tờ sau
Đăng ký xe
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Bằng hoặc Chứng chỉ nghề điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo nghề cấp
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Giấy phép lái xe ô tô.
Nội dung này được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 06/2011/TT-BGTVT.
3. Mức phạt không mang giấy tờ xe máy đối với trường hợp không mang giấy đăng ký xe
Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Giấy đăng ký xe
- Đối với ô tô và các xe tương tự xe ô tô: Điều 16 quy định như sau:
- 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Ngoài ra còn bị
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 6 Điều 16).
Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm e khoản 1 Điều 82). Trường hợp nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện (điểm đ khoản 6 Điều 16).
- Không mang theo Giấy đăng ký xe: Điều 21 quy định như sau
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
- Không có Giấy đăng ký xe: Điều 17 quy định như sau:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng
Ngoài ra nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện (điểm đ khoản 4 Điều 17).
- Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).
4. Mức phạt không mang giấy tờ xe máy đối với trường hợp không mang giấy phép lái xe
Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Không có Giấy phép lái xe: Điều 21 quy định như sau:
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
- b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 21). Trừ trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm c khoản 8 Điều 21).
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Không có Giấy phép lái xe:
+ Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (điểm a khoản 5 Điều 21).
+ Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (điểm b khoản 7 Điều 21).
- Không mang Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm c khoản 2 Điều 21) trừ trường hợp:
+Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (điểm b khoản 5 Điều 21) và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm i khoản 1 Điều 82).
+ Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (điểm c khoản 7 Điều 21) và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm i khoản 1 Điều 82).
5. Mức phạt khi không mang giấy tờ đối với xe máy chuyên dùng
- Không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 2 Điều 22).
- Không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 22).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đi xe máy cần những giấy tờ gì. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận