Di sản văn hóa vật thể là gì?

Di sản văn hóa vật thể là gì? Vấn đề này không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ vẫn còn nhầm lẫn với khái niệm này. Chính vì vậy, mời các bạn cùng tìm hiểu chung với chúng tôi về vấn đề này trong bài viết sau đây.
trang-an

1.Di sản văn hóa vật thể 

Theo Khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 đã xác định rõ về di sản văn hóa là: 'Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.'
Như vậy di sản văn hóa gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Qua quy định trên, có thể hiểu một cách đơn giản di sản văn hóa vật thể bao gồm: các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Các di sản văn hóa vật thể là những thực thể tồn tại trong cuộc sống đời thực, con người có thể nhìn thấy, sờ nắm, chạm vào được.
Mỗi di sản văn hóa vật thể như những chiếc thuyền trở văn hóa ngàn đời của cha ông, trải qua bao bão táp biến đổi của thời cuộc để đáp xuống cuộc sống hiện đại ngày nay, tái hiện cho thế hệ trẻ người Việt hiện tại hay mai sau thấy được những giá trị truyền thống, phong tục tập quán, trí tuệ… của lớp người đi trước. Đồng thời giúp con người hiện đại hiểu thêm về truyền thống dân tộc, những ký ức lịch sử đã từng bị phủ bụi mờ bởi thời gian niên đại xa xăm, khơi gợi lòng tự tôn dân tộc, tình yêu thương với quê hương đất nước, lòng tự hào về nét đặc sắc trong văn hóa chỉ riêng mỗi dân tộc mình có của mỗi người con đất Việt.

2.Đặc trưng của Di sản văn hóa

Để hiểu rõ hơn về Di sản văn hóa vật thể là gì? cần nắm được đặc trưng của di sản văn hóa như sau.
– Di sản văn hóa kiến tạo phát triển
+ Các di sản văn hóa trải khắp đất nước có lịch sử hình thành với tính chất, ý nghĩa khác nhau. Đây chính là nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước thông qua phát triển du lịch làm nên những nét đẹp đặc trưng cho mỗi vùng miền.
+ Di sản văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam. Mang đến các nét đẹp riêng từ mộc mạc, yên bình, đến các công trình kiến trúc với giá trị còn mãi theo thời gian, tất cả làm nên những đặc điểm của Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế.
– Di sản văn hóa trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển
+ Văn hóa cũng là đặc trưng cần phải bảo tồn và giữ vững tạo ra các nét riêng biệt đối với truyền thống lâu đời của một quốc gia, hòa nhập trong thị trường nhưng không bị hòa tan.
+ Di sản văn hóa được các thế hệ người Việt Nam giữ gìn, phát huy giá trị từ đời này sang đời khác, đây là các trách nhiệm đến từ ý thức nhưng cũng là các quy định, nghĩa vụ được nhà nước xác định cho mỗi công dân.
+ Các giá trị văn hóa đã trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển. Như yếu tố phát triển với các ngành dịch vụ kể đến như du lịch. Kéo theo một loại các tác động với nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ ăn uống,… Từ đó mà mang đến tiếp cận cũng như các cải thiện đối với nền kinh tế.
– Trong tổ chức quản lý
+ Nhà nước thống nhất việc quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân, đảm bảo trong hiệu quả theo dõi cũng như kịp thời xử lý với các hành vi tác động xấu.
+ Đảm bảo trong hiệu quả sở hữu, sử dụng và khai thác hiệu quả, hướng đến bảo vệ và giữ nguyên, thúc đẩy các giá trị văn hóa dân tộc.

3. Mục đích sử dụng của Di sản văn hoá Việt Nam

- Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

- Những hành vi làm sai lệch di tích:
+ Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
+ Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
- Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
+ Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
+ Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
+ Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
- Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
+ Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
+ Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

5.Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận của Việt Nam

-Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội
  • Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung Quốc vào thế kỷ VII, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt 13 thế kỷ.
  • Ngày nay Hoàng thành cùng khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng, cửa ngõ thông thương giữa Trung Hoa cổ đại và Vương quốc cổ Champa.
-Đô thị cổ Hội An
  • Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX.
  • Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.
-Quần thể danh thắng Tràng An
  • Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc.
  • Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.
-Quần thể di tích Cố đô Huế
  • Với vai trò là kinh thành của một Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều nhà Nguyễn cho tới năm 1945.
  • Dòng sông Hương chảy qua kinh thành, cấm cung và nội thành mang lại cho kinh thành một phong cảnh thiên nhiên tuyệt diệu.
-Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
  • Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
  • Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng.
-Vịnh Hạ Long
  • Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên.
  • Hầu hết những hòn đảo đều không có người và không có sự tác động của con người do đặc tính dốc của chúng. Ngoài vẻ đẹp kỳ diệu, vịnh Hạ Long còn sở hữu hệ sinh thái đặc sắc.
- Quần thể di tích Cố đô Huế
  •  Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
  • Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.
– Thành Nhà Hồ
  •  Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam.
  •  Ngày 27/6/2011 sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
– Thánh địa Mỹ Sơn
  •  Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi.
  • Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.
– Quần thể di tích Cố đô Huế
  •  Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
  •  Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo