Đề tài tiểu luận triết học nguyên lý về sự phát triển là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Tiểu luận tiểu luận triết học nguyên lý về sự phát triển
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc trưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều có sự vận động và phát triển.
Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cái cũ, những vẫn trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển chúng hợp lý để nó trở thành điều kiện, tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển nhanh, mạnh, vững hơn. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan. Hơn nữa mọi nhận thức và thực tiễn trong cuộc sống đều phát triển. Giống như các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử đã có sự phát triển, xuất hiện cái mới phù hợp, hoàn chỉnh hơn. Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của nguyên lý về sự phát triển trong chủ nghĩa Mac – Lenin, em đã chọn đề tài: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của “nguyên lý về sự phát triển” để nhận thức và giải quyết vấn đề: “Sự phát triển của các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử”.
2. Nội dung tiểu luận triết học nguyên lý về sự phát triển
2.1. Khái niệm phát triển
Có nhiều quan điểm khác nhau, đối lập về sự phát triển: quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng. Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh có, phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan niệm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định phát triển là một phạm trù triết học dùng đề chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động – xu hướng vận động đi lên của sự vật.
2.2. Tính chất của phương pháp luận
Các quá trình phát triển đền có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Trước hết, tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời…
3. Ý nghĩa của tiểu luận triết học nguyên lý về sự phát triển
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lenin, “… Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”’…, trong sự biến đổi của nó”. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó. Để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy, đòi hòi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó.
Nội dung bài viết:
Bình luận