Đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường ở TP. HCM

Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội.  Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa điểm đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Không ít thì nhiều, không ô nhiễm không khí thì ô nhiễm nguồn nước. Không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm tiếng ồn,…Với thành phố Hồ Chí Minh tình hình ô nhiễm môi trường trở lên ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây Luật ACC gửi đến bạn đọc bài viết Đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường ở TP. HCM với mong muốn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc viết tiểu luận liên quan đến chủ đề này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây! 

1.Thế nào là ô nhiễm môi trường? 

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

2. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Hiện nay vấn đề ô nhiễm ở nước ta đang ở tình trang báo động. Dường như nó xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành. Nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí.

Các dạng ô nhiễm chính đó là: Ô nhiễm nguồn nước, Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm đất, Ô nhiễm không khí…

Để nhận biết ô nhiễm môi trường ta có thể thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Không khí ô nhiễm (là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu.)
  • Nguồn nước bị nhiễm bẩn, nước sạch bị cạn kiệt (là hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật)
  • Nhiệt độ tăng lên, trái đất nóng dần lên
  • Băng ta, nước biển dâng cao
  • Lũ lụt, sạt lở diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
  • Đất đai bị bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng, nhiễm mặn
  • Khí hậu thay đổi ngày càng khắc nghiệt hơn, xuất hiện hạn hán, mưa đá, tuyết rơi...
  • Thêm nhiều bệnh tật lạ và nguy hiểm 

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng gián tiếp tới thiên nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường làm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái chúng ta đang sinh sống, làm băng tan chảy, làm nước biển dâng, làm đất bị xâm nhập mặn…đó là minh chứng cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu (hiệu ứng nhà kính) bắt nguồn từ sự ôi nhiễm môi trường mà ra. Mỗi dạng ô nhiễm đất, nước, không khí.. có những ảnh hưởng nhất định. 

Ô nhiễm môi trường đất: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người; Ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế của con người, ô nhiễm môi trường đất cũng gián tiếp ảnh hưởng đến không khí và nước. Môi trường đất khi bị ô nhiễm sẽ làm cho cấu tạo đất bị thay đổi, dễ bị xói mòn và làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có khi có mưa lớn, nghiêm trọng hơn có thể làm mất khả năng khai thác của đất. Tiếp xúc với môi trường đất bị ô nhiễm trong mội thời gian dài có thế dẫn đến các bệnh như ung thư, bạch cầu, nhiễm độc gan,... Ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp và các bệnh ngoài da,...Theo cơ chế thẩm thấu mà tình trạng ô nhiễm môi trường đất còn làm ảnh hưởng xấu đến các mạch nước ngầm. Điều này được cho là vô cùng nguy hiểm cho con người, bởi hiện nay hầu hết lượng nước được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đều đến từ nguồn nước ngầm. Khi đất bị ô nhiễm, nhiều loại động vật phải di chuyển tới các khu vực khác để sinh sống. Lúc này chúng phải tìm cách thích nghi với môi trường mới, nhưng cũng sẽ có rất nhiều loài không thể thích nghi được và bị chết.

Ô nhiễm môi trường nước: Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn, dẫn đến cá chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.  dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm.

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí làm cho con người luôn có cảm giác khó chịu, khó thở, thậm chí còn bị ngất nếu người đó bị mắc bệnh về hô hấp hoặc sức đề kháng kém. Thống kê cho thấy, lượng người tử vong hoặc nhập viện do ô nhiễm không khí ngày càng tăng, nhất là vào mùa đông. Ngoài ra, khi không khí bị ô nhiễm sẽ tạo ra những tổn hại rất lớn đến môi trường: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu … đặc biệt là hiện tượng mưa axit. 

Đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường ở TP. HCM

Đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường ở TP. HCM

4. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh 

Thành phố Hồ Chí Minh phải tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng ngân sách để khác phục những vấn đề ô nhiễm môi trường mỗi năm nhưng không được triệt để. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại thành phố đang ở mức báo động với nhiều loại ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm tầng nước mặt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ánh sáng,..

Tại Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều sông ,ngòi, kênh rạch bị ô nhiễm trầm trọng với các chất thải rắn, nước thải làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ven các con kênh. Các nguồn nước thải từ khu dân cư, nước thải từ các cơ sở chế biến, các khu công nghiệp đổ thẳng vào lòng sông, hồ, kênh rạch khiến dòng nước ở đây đổi màu, bốc mùi và ô nhiễm trầm trọng.

Ô nhiễm không khí tại địa bàn thành phố chủ yếu là do bụi lơ lửng và từ các hoạt động của phương tiện giao thông gây ra. Theo số liệu quan trắc về chất lượng không khí thấy rằng nồng độ CO trong không khí có xu hướng giảm dần. Nhưng 6 tháng đầu năm, nồng độ CO được ghi nhận tăng vọt ở nhiều điểm như An Sương,  ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp,…

Trong đó, hàm lượng các vật chất siêu nhỏ (PM2.5) tại TP.HCM hiện đang vượt quá tiêu chuẩn khuyến nghị cho sức khỏe. Ô nhiễm không khí nói chung và phơi nhiễm các vật chất siêu nhỏ nói riêng hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các rủi ro về sức khỏe bệnh tật như bệnh về đường hô hấp, các nguy cơ dẫn đến tử vong sớm. 

Lượng bụi mịn PM2.5 của TP.HCM cao gấp 4 - 5 lần tiêu chuẩn cho phép của WHO. Trong đó, tỷ lệ PM2.5 từ phương tiện giao thông chiếm 36,75% nguồn phát thải bụi mịn trong thành phố.

Về ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn thành phố, theo thống kê thì tại 150 điểm của 30 tuyến đường tại trung tâm thành phố, tiếng ồn ở mọi lúc mọi nơi đều vượt mức cho phép.

5. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ô nhiễm môi trường đất bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ nhiều nhất là phải kể đến các tác động cụ thể dưới đây:
  • Do lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp bất chấp các quy định về an toàn nước thải mà xả thẳng chúng ra bên ngoài môi trường khi chưa được qua xử lý. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hại cho môi trường đất.
Chẳng hạn như tại các nhà máy nhiệt điện, lượng than hằng ngày được đốt cháy rất nhiều, khi này sẽ có một số chất không phân hủy được sẽ tồn tại dưới dạng tro rồi thẩm thấu xuống lòng đất, lâu dần sẽ tích tụ và biến thành các chất thải độc hại.  
  • Do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp: Quá trình canh tác trong nông nghiệp thường xuyên phải sử dụng đến các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Tuy nó là phương pháp khá hiệu quả đối với người nông dân, thế nhưng các loại độc tính ở trong các loại hóa chất này có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
Bên cạnh đó, các hóa chất khi ngấm vào trong lòng đất cũng có thể sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm và làm cho toàn bộ nguồn nước bị ô nhiễm, điều này sẽ đặc biệt nguy hại đối với những hộ gia đình đang sử dụng các nguồn nước giếng chưa qua xử lý.
  • Do tình trạng đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn lan rộng: Nước nhiễm mặn là do lượng muối ở trong biển, nước thủy triều dâng cao hay từ các mỏ muối. Khi này nồng độ Na, Cl, Kali cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý ở giới thực vật phát triển.

Ô nhiễm môi trường không khí đến từ tự nhiên như Núi lửa phun trào, cháy rừng... và Nguyên nhân từ con người (nhân tạo).Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.

Hoạt động giao thông vận tải

Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn.

Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng

Hoạt động sinh hoạt

Phương pháp xử lý thủ công như đốt rác thải khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.

Trong quá trình nấu nướng, các khí thải từ nguyên liệu cháy như gas, than, củi,...sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc và bụi vào môi trường khí. 

Ô nhiễm nước được phân làm hai loại: nguồn gốc  tự  nhiên (do mưa tuyết, bão lụt.. đưa vào nguồn nước những chất thải) và  nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại vào môi trường nước). Sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công  nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ  sở  hạ  tầng yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cấp thoát nước của thành phố chưa đáp ứng được. Nhất là vào mùa mưa lũ, tình trạng ngập lụt xảy ra thường xuyên làm gia tăng các nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt. Các công ty, xí nghiệp hiện tại cũng chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Nguồn nước thải sau sản xuất được xả thải trực tiếp mà không qua xử lý...
Nhìn chung, Đáng chú ý là sự  bất cập   trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính  quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo   vệ  môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ;
Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ  quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định  trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử  dụng và  bảo vệ  tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ  lớn. Chưa có các   quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để  quản lý và bảo vệ  môi   trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo  vệ môi trường nước.
Trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ  của đội ngũ cán bộ  chuyên  trách công tác bảo vệ  môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ  thuật phục   vụ  công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.

6. Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh

Dưới đây chúng tôi xin phép đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, trong đó chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiến hành đồng bộ, đầy đủ các giải pháp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có liên quan để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước
  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
  • Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế
  • Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
  • Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
  • Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
  • Trồng cây, gây rừng
  • Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
  • Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
  • Tái chế rác thải
  • Phòng chóng ô nhiễm
  • Sử dụng những sản phẩm hữu cơ
  • Sử dụng điện hợp lý
  • Hạn chế sử dụng túi nilon
  • Nghiêm cấm xả nước thải, chất thải và các chất độc hại ra môi trường đất
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Giảm sử dụng phân khoáng
  • Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân

Trên đây là nội dung hướng dẫn của Luật ACC dành cho các bạn về Đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường ở TP. HCM, đây là những kiến thức có chọn lọc và bao quát nhất, các bạn có thể dựa vào đây để phát triển và đa dạng thêm các ý của mình. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được kịp thời hỗ trợ giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo