Đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường nước ở TP HCM

LỜI MỞ ĐẦU

Ai trong chúng ta cũng đều biết nước là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, không có nước thì không thể có sự sống. Cách đây hàng trăm triệu năm, sự sống đầu tiên, hạt coaxecva đã hình thành trên đại dương. Đối với con người, không một yếu tố nào quan trọng hơn là nước. Chúng ta có thể khó khăn khổ sở do thiếu năng lượng, vận tải, chỗ ở, thậm chí cả thức ăn… nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước. Chẳng thế mà nước lại chiếm trên 80% trọng lượng cơ thể. Trên bề mặt địa cầu nước chiếm 75% diện tích, với một lượng khổng lồ khoảng 1,4 tỉ km3 (1 400 triệu tỉ m3), tưởng có thể đủ cho con người trên thế giới dùng mãi mãi, nhưng cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật từ thời kỳ Công nghiệp cho tới nay là mặt trái của nó với vô số những hậu quả, trong đó ô nhiễm nước đang là một vấn đề thời sự, một thực trạng đáng lo ngại nhất, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự hủy hoại môi trường tự nhiên, hủy hoại con người. Khủng hoảng về nước đang diễn biến hết sức phức tạp trên cả hành tinh chúng ta, ở Việt Nam và đặc biệt là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh. Những hoạt động phát triển kinh tế một cách ồ ạt và chưa đồng bộ đã dẫn đến nguồn nước đang bị suy thoái nặng nề.

NỘI DUNG

1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh

Ô nhiễm nguồn nước đang trở thành một vấn nạn tại TPHCM và các vùng lân cận. Rất dễ để bắt gặp những dòng kênh, con sông ngập tràn rác thải, nước  đen bốc mùi hôi thối. Chính điều này đã làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và đây cũng chính là lý do ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm hàng ngày.
Theo kết quả quan trắc mới đây tại TPHCM, ở các đoạn sông chính, các nhiều chất ô nhiễm trong nước đã có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 3 lần. Các con số đo đặc cho biết, tình trạng nước ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và coliforms. Điều này cho thấy nước bị ô nhiễm chính là từ rác thải sinh hoạt của con người và rác thải từ các khu công nghiệp mà nên.
Đề Tài Tiểu Luận ô Nhiễm Môi Trường Nước ở Tp Hcm
Đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường nước ở TP HCM
Cơ quan điều tra các nguồn nước thải công nghiệp hiện nay cho biết, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường, các nguồn thải còn lại thì chỉ xử lý qua hệ thống sơ bộ, thậm chí là đổ thải trực tiếp ra môi trường. Chính điều này đã đóng góp đến 80% làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng xấu đi. Trong khi đó, nguồn thải từ các khu dân cư cũng không được xử lý triệt để, từ đó góp thêm tải lượng ô nhiễm nước ngày càng tăng cao.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh

Từ nước thải sinh hoạt
Chất lượng nước sông Sài Gòn bị suy giảm bởi rất nhiều nguồn thải như nước chảy tràn đô thị, nước thải từ các khu dân cư, rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông thủy, bãi chôn lấp rác, khai khoáng và hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Minh chứng rõ cho từng nguồn thải, ông Segimon Serrat Serra, Chủ nhiệm dự án kiểm soát nguồn thải sông Sài Gòn cho biết, với nguồn thải từ bãi chôn lấp rác, hiện bãi rác Gò Cát tác động mạnh đến chất lượng nguồn nước. Bãi rác này có khu vực cách ly rất hẹp lại gần sông Sài Gòn nên nước rỉ rác chảy ra sông là rất khó kiểm soát. Giao thông thủy cũng đang để lại những tác động nặng nề cho chất lượng nước sông bởi liên tục xảy ra các sự cố tràn dầu. Riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp do quy mô còn nhỏ lẻ nên chưa tác động đáng kể cho nguồn nước. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là nước thải khu vực dân cư mà cụ thể là nước thải sinh hoạt nhiễm phân và nước chảy tràn đô thị. Hiện diện tích bê tông hóa của thành phố ngày càng lớn nên lượng nước mưa không thể thẩm thấu xuống đất. Thay vào đó, lượng nước này chảy tràn kéo theo tất cả chất thải trên bề mặt đất xuống kênh rạch dẫn
Còn chất thải phát sinh từ khu vực dân cư do các bể phốt hoạt động không hiệu quả hoặc không qua các bể phốt thải hết ra sông đang khiến cho nguồn nước sông ô nhiễm khá nặng. Kết quả phân tích mẫu chất thải nước sông Sài Gòn cho thấy, nồng độ vi sinh luôn luôn ở mức cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến vài trăm lần. Kế đến là chất COD, BOD. Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả đánh giá của Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM.- Các nguồn xả thải ra sông Đồng Nai đoạn từ cửa dưới nhánh sông Tắc ra đến hợp lưu với sông Sài Gòn tại Mũi Đèn Đỏ có lưu lượng xả thải trên 5.000 m3/ngày đêm, các nguồn xả thải ra sông Sài Gòn đoạn từ cầu Phú Long đến cầu Bình Phước có lưu lượng xả thải trên 5.000 m3/ngày đêm, chất lượng nước thải cũng phải đạt loại A.

3. Giải pháp khắc phục 

- UBND Thành phố cũng quy định phân vùng các nguồn xả thải đối với 97 tuyến sông, suối, kênh rạch nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn cấp nước sạch cho người dân
- Đối với 14 tuyến kênh rạch khu vực trung tâm Thành phố như Kênh 19/5, Tham Lương, Nước Đen, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Văn Thánh, Tàu Hủ, Bến Nghé, Đôi-Tẻ, Tân Hóa-Lò Gốm, Hàng Bàng, Rạch Nước Lên, sông Chợ Đệm… nguồn nước thải phải đạt quy chuẩn loại B theo quy định.
+ Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của TPHCM sẽ tiếp tục tăng cường giám sát chặt hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò tham gia của cộng đồng trong việc thi hành chính sách về bảo vệ môi trường.
+ Kết quả chất lượng nguồn nước của Sở TNMT TPHCM vừa công bố cho thấy, nguồn nước tại hệ thống kênh rạch ở TPHCM đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. Các thành phần như BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến cả ngàn lần cho phép. Tình trạng ô nhiễm càng trở nên đậm đặc hơn khi thủy triều thấp.
+ Theo UBND TPHCM, nguồn thải ô nhiễm đang là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng nguồn nước kênh rạch nội thành; làm suy giảm chất lượng nguồn nước sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt của người dân Thành phố.
- Để khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn, ông Tomas, đại diện Công ty IDOM, cho biết, cần phải thiết lập các trạm kiểm soát và tiêu chí về chất lượng nước sông. Muốn làm được điều này rất cần hành lang pháp lý. Quan trọng hơn cần xử lý những khu vực ô nhiễm về nước thải, rác thải, nguồn thải ô nhiễm. Cụ thể:
+ Phải xử lý triệt để những đơn vị bị phát hiện vi phạm xả thải;
+ Dự trù tài chính xây dựng hệ thống kiểm soát tiêu chí xả thải;
+ Kết nối nguồn thải của các cơ sở sản xuất nhỏ vào hệ thống xử lý nước thải chung của thành phố;
+ Cập nhật giấy phép xả thải kết hợp với giới hạn mới đối với các chất thải ô nhiễm đặc thù tùy theo các mục tiêu và chất lượng môi trường tiếp nhận;
+ Tuân thủ nghiêm ngặt với giấy phép xả thải. Với ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là cần trang bị kiến thức cho nông dân để tạo thói quen tốt về sử dụng hợp lý lượng phân bón, canh tác đúng cách và giảm thiểu tối đa lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Về phía cơ quan chức năng, nhất thiết ngay từ khi quy hoạch đô thị, xây dựng cần phải quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, diện tích trồng thảm cỏ xanh. Đồng thời, kết hợp nâng cao nhận thức cộng đồng trong vấn đề giữ gìn công trình xử lý chất thải.
- Với những bể phốt chứa chất thải, cần tập huấn kiến thức người dân phát huy hiệu quả bằng cách thực hiện hút bùn thường xuyên. Kinh nghiệm quản lý môi trường tốt tại Tây Ban Nha là phải hình thành quỹ bảo vệ môi trường tại khu dân cư. Cách làm này giúp nâng cao trách nhiệm của địa phương và người dân trong việc giữ gìn môi trường sống của chính mình. Với nguồn thải từ nước rỉ rác cần tách bỏ chất thải rắn. Kế đến cách ly hoàn toàn bãi chôn lấp, thực hiện chống thấm trên nền hiện thời của bãi chôn lấp, xử lý lót chống thấm và lắp đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác và nước chảy tràn và hệ thống thủy lực bao quanh. Về lâu dài cần cách ly bằng cách di dời bãi chôn lấp xa lưu vực sông. Không chỉ vậy, để chủ động kiểm soát nguồn thải ô nhiễm, các cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống quan trắc để kiểm soát được những thay đổi chất lượng nguồn nước sông; phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành bắt đầu từ khâu quy hoạch, xây dựng khu dân cư. Kế đến mới là xử lý kết hợp nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Cần lưu ý với chất thải công nghiệp vì lượng nước thải của công nghiệp đổ ra sông Sài Gòn không lớn nhưng nồng độ chất thải lại rất độc hại. Do đó, cần triệt để kiểm soát tốt nguồn thải này.
- Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi thuỷ sản đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước và kênh tiêu phải tách rời khỏi kênh lấy nước.
- Thiết kế, xây dựng hệ thống cống lấy nước và lọc phù sa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi trồng để tôm có thể phát triển tốt trong môi trường nước được cấp

KẾT LUẬN

Cùng với các giải pháp về khoa học công nghệ trong việc bảo vệ môi trường nước thì việc nâng cao ý thức con người, cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường nước là điều tất yếu cần thực hiện một cách nghiêm túc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo