Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản (2024)

Với vị trí địa lý là đường biển dài, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ngày càng phát triển tạo ra nguồn thu lớn cho các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc thực hiện quản lý môi trường. Theo pháp luật quy định hiện hành, các chủ dự án có trách nhiệm phải lập Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản và trình lên để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bài viết dưới đây, Công ty luật ACC xin cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin cần thiết về Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản.

thuy-san

Đề ấn bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản là gì?

Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản là một loại thủ tục pháp lý mà các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu các tổ chức, cá nhân chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy cam kết  bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường (DTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản đơn giản.

2. Tại sao phải lập Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản

Việc lập Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản của chủ dự án là để theo dỏi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho các doanh nghiệp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm từ hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường. Từ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

Trong quá trình dự án hoạt động mà chủ dự án không thực hiện đầy đủ những thủ tục hồ sơ môi trường vì những yếu tố khác nhau, thì việc kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực môi trường đối với dự án là điều tất yếu, và trên hết là việc gây tác động tiêu cực đến môi trường, để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường

3. Các giấy tờ cần thiết khi lập Đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản

  • Hóa đơn điện nước 6 tháng.
  • Chứng nhận đầu tư/ Giấy phép kinh doanh.
  • Chứng nhận sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất.
  • Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, nguy hại, công nghiệp.
  • Bản vẽ mặt bằng, thoát nước mưa, nước thải (nếu có).
  • Giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm (nếu có).
  • Sổ chủ nguồn thải (nếu có).
  • Chứng từ thu gom chất thải nguy hại (nếu có).

4. Quy trình thực hiện lập Đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản

  • Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô dự án trước khi tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường.
  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
  • Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động của dự án.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  • Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của cơ sở nuôi trồng thủy sản.
  • Thẩm định và Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

5. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản

  • Cơ quan tiếp nhận đề án bảo vệ môi trường thủy sản đơn giản
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả của Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện.
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
  • Cơ quan tiếp nhận đề án bảo vệ môi trường thủy sản chi tiết
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Các bộ khác.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Đề án bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo