Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định về Đề án môi trường chi tiết và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập một trong 2 loại đề án là đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Vậy Đề án môi trường đơn giản là gì? Khi nào thì doanh nghiệp cần lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản? Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để ACC giải đáp câu hỏi trên.
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
1. Đề án môi trường đơn giản là gì?
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản thực chất là một hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp khu thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn… phải lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình hoạt động, nếu cơ sở chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản . Như vậy, hồ sơ môi trường đề án bảo vệ môi trường đơn giản chỉ được thực hiện nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Đối tượng nào cần phải lập Đề án môi trường đơn giản?
- Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và không có một trong các văn bản sau:
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
- Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung trước ngày 01/4/2015 hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường
3. Cơ sở pháp lý để lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường 2014, được ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, được ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, được ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2015, Thông tư của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
4. Các giấy tờ cần thiết để lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Hồ sơ đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bao gồm:
– Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
– Thỏa thuận địa điểm xây dựng .
– Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
– Sơ đồ vị trí dự án
– Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)
– Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại
Lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản nhằm theo dõi diễn biến của môi trường quanh đó khu vực dự án. Từ đó, đơn vị có thể kịp thời ngăn chặn từ sớm khả năng gây ô nhiễm môi trường và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp. Do vậy đây là hoạt động cần thiết mà pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện. Nếu bạn đang gặp vấn đề về lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản, các bạn có thể liên hệ với Công ty Luật ACC cung cấp các dịch vụ pháp lý, chúng tôi rất hận hạnh được phục vụ và mang đến sự hài lòng cho bạn!
Nội dung bài viết:
Bình luận