Đầu tư kinh doanh là gì? Những điều cần biết về lĩnh vực hoạt động kinh doanh này là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Đầu tư kinh doanh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8, Điều 3, Luật đầu tư 2020 thì có thể hiểu hoạt động đầu tư kinh doanh có thể hiểu là việc các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư vào việc thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau thì hoạt động đầu tư kinh doanh sẽ có những khái niệm khác nhau, nhưng nhìn chung lại mục đích của hoạt động này cũng nhằm việc sinh ra lợi nhuận.
Theo góc độ pháp lý thì đầu tư kinh doanh là hoạt động của các nhà đầu tư thực hiện việc bỏ vốn/tài sản phù hợp với quy định pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, một lĩnh vực cụ thể không thuộc các trường hợp bị cấm đầu tư và mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư chính là lợi nhuận.
2. Đặc điểm của đầu tư kinh doanh là gì?
Đặc điểm của hoạt động đầu tư kinh doanh là gì? Thực tế cho thấy hoạt động đầu tư có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn/tài sản ban đầu từ các nhà đầu tư. Đối với việc bỏ vốn thì là hoạt động dễ hình dung, nghĩa là khi bạn muốn đầu tư thì thực hiện giao dịch chuyển tiền vốn vào dự án, sản phẩm, doanh nghiệp cụ thể. Còn trường hợp tài sản sử dụng đầu tư thì sao? Tài sản có thể tham gia hoạt động đầu tư có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình phù hợp với quy định của pháp luật. Tài sản tiến hành hoạt đồng đầu tư kinh doanh phải là tài sản hợp pháp.
Thứ hai, đầu tư kinh doanh là hoạt động cần có thời gian lâu dài. Hiểu đơn giản bạn không thể đầu tư với một khoản tiền/tài sản nhất định là ngay mai, hoặc ít ngày tới số tiền đó sẽ sinh lợi ngay lập tức. Mục tiêu của hoạt động đầu tư kinh doanh thường được hướng đến là thời gian dài có thể là 5 năm hoặc 10 năm hoặc hơn thế nữa. Thời gian chính là sức mạnh tạo nên lợi nhuận cho hoạt động đầu tư.
Thứ ba, đầu tư kinh doanh đi liền với rủi ro. Chắc chắn bạn không nghe lầm. Hoạt động đầu tư hoàn toàn có thể chỉ mang lại thiệt hại, rủi ro cho bạn. Việc đầu tư luôn đi kèm với sự mạo hiểm. Rủi ro thường gặp trong hoạt động đầu tư có thể kể đến như các rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính, rủi ro về lạm phát, rủi ro liên quan đến thị trường, rủi ro về tính thanh khoản…Rủi ro có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể nguyên nhân từ yếu tố chủ quan của người đầu tư hoặc từ các yếu tố khách quan liên quan đến thị trường. Việc thành công hay thất bại trong hoạt động đầu tư sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến nhà đầu tư. Vì thế trước khi đầu tư một hoạt động nào đó cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến lĩnh vực/hoạt động dự định đầu tư để giảm tải được rủi ro nếu có thể xảy ra.
Thứ tư, đầu tư có tính sinh lời. Mục đích của hoạt động đầu tư chính là lợi nhuận vì thế hoạt động đầu tư phải là hoạt động mang đến giá trị, lợi ích cho nhà đầu tư. Như đã nói ở trên kết quả của hoạt động đầu tư sẽ ảnh hưởng đến ít nhiều các quyết định khác vì vậy hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao, giá trị cao sẽ làm động lực để nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư khác để có thể tìm kiếm được nhiều nguồn lợi nhuận hơn.
3. Những ai có thể tham gia đầu tư kinh doanh?
Chủ thể tham gia đầu tư kinh doanh sẽ được gọi là nhà đầu tư. Theo quy định tại khoản 18, Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 thì Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức/cá nhân thực hiện việc đầu tư kinh doanh. Cụ thể nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài là chủ thể nào? Theo quy định pháp luật hiện hành thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ bao gồm cá nhân/chủ thể có quốc tịch nước ngoài(không phải quốc tịch Việt Nam), tổ chức đã được thành lập theo quy định của nước ngoài và có thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam.
Nhà đầu tư trong nước là chủ thể nào? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà đầu tư trong nước chính là cá nhân/chủ thể mang quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên hoặc cổ đông công ty.
Tóm lại, hoạt động đầu tư kinh doanh không giới hạn các chủ thể có thể tham gia đầu tư. Tuy nhiên để thực hiện đầu tư kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện liên quan đến ngành nghề lĩnh vực kinh doanh cụ thể theo quy định pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận