Đấu tranh vũ trang là gì? - Công ty Luật ACC

Việt Nam ta hơn năm mươi năm trong bom đạn khói lửa của chiến tranh đã không còn quá xa lạ với từ đấu tranh vũ trang. Bởi , Đặc trưng chủ yếu của chiến tranh là đấu tranh vũ trang . Vậy đấu tranh vũ trang là gì ? Một cụm từ khá phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể hiểu chính xác được cụm từ này? Chính vì lý do đó, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn chính xác về vấn đề này.

Quần Chúng Nhân Dân Là Gì

1.Các khái niệm liên quan

-Khái niệm

Đấu tranh vũ trang là một hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc bằng lực lượng vũ trang nhằm đạt tới các mục đích chính trị nhất định; là nội dung và đặc trưng cơ bản của chiến tranh. Trong kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, ĐTVT và đấu tranh chính trị kết hợp chặt chẽ với nhau, là hai hình thức cơ bản của bạo lực cách mạng và đều có ý nghĩa quyết định, trong đó ĐTVT có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương và giành thắng lợi trong chiến tranh.

-Ý nghĩa 

ĐTVT trong các cuộc chiến tranh diễn ra trong tương lai sẽ có những biểu hiện rất đáng chú ý. Thấy được những biểu hiện đó là cơ sở quan trọng để các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nguy cơ bị tiến công, vạch ra chính sách quốc phòng phù hợp, tránh chệch hướng trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, phát triển lý luận và huấn luyện chiến đấu

2.Một số biểu hiện về đấu tranh vũ trang

Chiến tranh truyền thống chiếm địa vị then chốt trong các cuộc chiến tranh và XĐVT trong tương lai. Chúng giống các cuộc chiến tranh trước đây ở chỗ, biểu hiện ra bên ngoài chủ yếu thông qua hình thức đối kháng bạo lực. Song hình thức đối kháng bạo lực của các cuộc chiến tranh trong tương lai có mức độ căng thẳng cao, mang tính tổng thể, bao trùm toàn bộ các môi trường địa-vật lý (đất liền, biển, bầu trời, vũ trụ và điện từ trường). Sự khác biệt đó bắt nguồn từ việc hai bên đối địch, nhất là bên xâm lược, sử dụng vũ khí công nghệ cao, phương tiện chiến tranh hiện đại, dẫn đến hai bên, hoặc bên có đủ điều kiện vận dụng phương pháp tác chiến mới -phương pháp tác chiến liên hợp. Phương pháp tác chiến liên hợp được hiểu là hành động tác chiến đồng thời của nhiều quân chủng, binh chủng, diễn ra đồng thời trong nhiều môi trường, tiến công đồng thời vào nhiều đối tượng mục tiêu với nhịp độ lớn, cường độ cao. Kẻ xâm lược (chiếm ưu thế về vũ khí, phương tiện chiến tranh so với đối phương), bằng hành động quân sự, ngay từ đòn tiến công đầu tiên (kéo dài chỉ vài ngày, thậm chí vài giờ đồng hồ), có thể giành được kết quả mang tính quyết định. Nói cách khác, nếu thiếu chủ động về chiến lược, đối phương sẽ khó giáng trả được đòn tiến công đầu tiên của kẻ thù. Dĩ nhiên, sự chủ động về chiến lược ở đây biểu hiện ở chính sách quốc phòng từ thời bình trong mối liên hệ với kinh tế, xã hội, ngoại giao và nhiều mặt khác của quốc gia.

Chiến tranh phi truyền thống sẽ chiếm địa vị quan trọng trong các cuộc chiến tranh và XĐVT trong tương lai. Đây là  hình thức đối kháng mới - hình thức đấu tranh vũ trang phi bạo lực, nói đúng hơn, hành động bạo lực không được sử dụng đến, hoặc chỉ đóng vai trò nhất định nào đó.

Nhà quân sự người Đức Clau-dơ-vít (1780-1831) cho rằng, để đạt mục đích buộc đối phương phải ký hoà ước theo những điều kiện do bên chiến thắng đặt ra, người ta thực hiện bằng 2 con đường (biện pháp): tiêu diệt đối phương về mặt chính trị; loại bỏ khả năng kháng cự của đối phương.

Biểu hiện của chiến tranh phi truyền thống ngày nay và kể cả trong tương lai là kẻ xâm lược làm suy yếu một quốc gia (đối tượng xâm lược của nó). Trước hết, bằng các hình thức tác động vào tâm lý, đạo đức - tinh thần của người dân và tác động vào khí hậu, kẻ xâm lược làm suy yếu toàn diện bên trong quốc gia đó. Kết hợp các hình thức đó, kẻ xâm lược còn tổ chức thành lập và đẩy mạnh hoạt động của lực lượng đối lập bên trong quốc gia đối phương. Lực lượng này sẽ tiến công vào ý thức hệ, làm cho đối phương sụp đổ về ý thức hệ và chệch hướng phát triển; đồng thời, nó bí mật chia rẽ và thổi bùng ngọn lửa bất hoà trong nội bộ dân tộc và trong các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”. Cùng với làm suy yếu toàn diện bên trong, kẻ địch cũng có thể làmsuy yếu vị thế bên ngoài của đối phương bằng việc phong tỏa tài chính để thâu tóm toàn bộ nguồn dự trữ; sử dụng các nước đồng minh để trừng phạt thương mại, bao vây, cấm vận..., nhằm cô lập, loại trừ sự giúp đỡ từ bên ngoài đối với quốc gia đó. Đến đây, tùy thuộc vào kết quả đạt được, kẻ xâm lược sẽ quyết định việc có phát động cuộc xâm lăng bằng hành động bạo lực, hoặc chỉ dùng bạo lực để hỗ trợ. Nếu đối tượng xâm lược đã chịu khuất phục, kẻ xâm lược đã đạt được mục đích chính trị, thì chiến tranh cũng không còn cần thiết phải nổ ra nữa.

3.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?

-Tại sao địa vị của chiến tranh phi truyền thống ngày càng trở nên quan trọng?

Sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi các phương tiện ĐTVT mới như: vũ khí sinh học, vũ khí gen, vũ khí làm biến đổi khí hậu và các phương tiện phi bạo lực khác làm nảy sinh những hình thức ĐTVT mới; do đó, làm cho địa vị của chiến tranh phi truyền thống ngày càng trở nên quan trọng

-  Yếu tố đóng vai trò quyết định trong giai đoạn ngăn ngừa chiến tranh?

Còn các hình thức đấu tranh về chính trị-ngoại giao, kinh tế và các phương tiện, cũng như biện pháp tác động khác lên đối phương sẽ đóng vai trò quyết định trong giai đoạn ngăn ngừa chiến tranh.

-An ninh phi truyền thống là gì?

An ninh phi truyền thống là “các thách thức đối với sự tồn vong và chất lượng cuộc sống của con người và nhà nước có nguồn gốc phi quân sự như thay đổi khí hậu, khan hiếm nguồn lực, bệnh dịch, thiên tai, di cư không kiểm soát, thiếu lương thực, buôn người, buôn ma túy và tội phạm có tổ chức”.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo