Hiện tính từ Đấu tố ít được sử dụng trong đời sống xã hội mà thay vào đó là những từ, cụm từ như: Đấu tranh, Tố cáo, Cáo buộc, Luận tội… khi cần đòi lại tính công bằng, quyền lợi và sự thật. Tuy nhiên, Người nghiên cứu lịch sử hẳn sẽ rất quen thuộc với những khái niệm như: Đấu tố địa chủ, Đấu tố ruộng đất, chính sách Đấu tố... Cụm từ này tuy không còn tính phổ biến, nhưng nó cũng hay rất được xuất hiện tại một số nơi, nếu người dùng không đúng sẽ làm mất đi nghĩa của từ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, Đấu tố là gì? Bài viết hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó cho mọi người và một số vấn đề liên quan.
1.Các khái niệm liên quan:
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu thêm về vấn đề này.
-Đấu tố là gì?
Đấu tố là tính từ chỉ tính chất tranh đấu, chất vấn, tố cáo giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức… về một vấn đề nào đó đã và đang tồn tại có sự ảnh hưởng lớn tới dư luận, quyền lợi thậm chí là nền kinh tế, chính trị – xã hội. Mục đích của Đấu tố là đòi lại tính công bằng, quyền lợi và sự thật. Khi công thức hóa ta được Đấu tố = Đấu tránh + Tố cáo.
*Tóm tắt khái niệm đấu tố là gì?
– Đấu tố là tính từ chỉ tính chất:
+ Đấu tranh
+ Chất vấn
+ Tố cáo
– Về một vấn đề nào đó đã và đang tồn tại
– Mục đích của Đấu tố là đòi lại tính công bằng, quyền lợi và sự thật
– Đấu tố = Đấu tranh + Tố cáo
-Đấu tố địa chủ là gì?
Đấu tố địa chủ là một trong những phong trào diễn ta mạnh mẽ nhất vào năm 1945 khi cuộc cách mạng tháng 8 thành công. Trải qua một chặng đường phát triển ít ai còn nhắc tới chính sách Đấu tố thời đó nữa chính vì thế mọi người dần dần lãng quên và người trẻ thì lại không biết nghĩa của cụm từ Đấu tố là gì hay nói cách khác đấu tố địa chủ cường hào là dùng lí lẽ và bằng chứng để vạch tội và đánh đổ trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân (từ thường dùng trong cuộc vận động cải cách ruộng đất trước đây)
2. Qúa trình lịch sử
Từ giữa năm 1955, do tiến hành vội vã, ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng nông dân địa phương trở nên quá khích, đấu tố tràn lan mất kiểm soát, đã có nhiều người bị oan sai. Do sự quá khích và trình độ dân trí thấp của nông dân địa phương, cả các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị tố cáo tràn lan.
Theo hướng dẫn trong Luật Cải cách ruộng đất, các cán bộ cải cách ruộng đất đã chỉ đạo nông dân tại nhiều địa phương lập ra các "tòa án nhân dân đặc biệt" để tổ chức xét xử. Cũng theo quy định của Luật cải cách ruộng đất, điều lệ tổ chức của các tòa án nhân dân đặc biệt do Chính phủ quy định.
Luật cải cách ruộng đất cũng "nghiêm cấm tòa án nhân dân đặc biệt tiến hành bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác".Nhưng khi áp dụng, nông dân ở các địa phương và các "tòa án nhân dân đặc biệt" đã không tuân thủ các quy định này. Tuy được gọi là "tòa án" nhưng thực ra thành viên chỉ gồm toàn những nông dân địa phương, được thôn làng cử ra để xét xử chứ không thông qua chính quyền, không tuân theo quy định về tổ chức tòa án của Chính phủ. Nhiều "tòa án nhân dân đặc biệt" đã lạm quyền, không tuân thủ quy định của chính quyền và luật pháp, họ tự ý tuyên án tử hình hay tù khổ sai chỉ căn cứ vào những lời tố giác của số đông nông dân địa phương. Nhiều nông dân cũng thi đua nhau tố cáo người khác, coi đó là một thành tích của bản thân. Đến cuối năm 1955, việc tố cáo địa chủ xảy ra tràn lan, số người bị tố cáo oan sai chiếm tỷ lệ rất cao.
Ví dụ như bà Cát Hanh Long, tức Nguyễn Thị Năm, nhà ở Thái Nguyên; bà bị nông dân địa phương quy tội địa chủ gian ác, bị xử bắn mặc dù trong thời kháng chiến đã có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam. Có những nơi cả cán bộ đảng viên, sĩ quan quân đội cũng bị nông dân địa phương bắt giữ, chính quyền địa phương không dám ngăn chặn vì sợ kích động bạo lực với đám đông quần chúng. Ví dụ như tướng Vương Thừa Vũ từng bị nông dân địa phương bắt giữ, chính quyền trung ương phải tới can thiệp mới giải cứu được.
Năm 1953, giữa lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chiếm ưu thế trên chiến trường, cuộc cải cách ban đầu có những kết quả nhất định khi chỉ thực hiện việc tịch thu tài sản, đất đai của những thành phần địa chủ bị kết tội Việt gian (theo Pháp chống Việt Minh) chia cho bần nông, cố nông. Chính việc cải cách này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của dân chúng để dồn sức cho kháng chiến. Quyền làm chủ của người nông dân trên ruộng đất mà họ đang canh tác được xác nhận về mặt pháp lý. Mơ ước có mảnh ruộng của riêng mình ở nông dân đến lúc này đã có hy vọng trở thành hiện thực. Khi bắt đầu trận đánh quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ cũng là lúc hậu phương hoàn thành đợt thí điểm cải cách ruộng đất, tin này đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu to lớn cho người lính ngoài mặt trận. Việc thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, tích cực chi viện cho chiến trường trong đông xuân 1953-1954 mà đỉnh điểm là chiến dịch Điện Biên Phủ.
3.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?
-Mục đích của đấu tố là gì?
Mục đích của Đấu tố là đòi lại tính công bằng, quyền lợi và sự thật. Khi công thức hóa ta được Đấu tố = Đấu tránh + Tố cáo.
-Ngôn ngữ đơn tiết là gì?
Ngôn ngữ đơn tiết là những ngôn ngữ thường có ranh giới hình vị trùng với âm tiết. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ (ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp). Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết điển hình.
-Bản chất của đấu tố là gì?
Thực chất của đấu tố chính là hành vi đấu tranh cùng với tố cáo.
Nội dung bài viết:
Bình luận