Đấu thầu thuốc là gì? Những thông tin liên quan đấu thầu 2024

Một trong những gói thầu thu hút nhiều sự đầu tư đó chính là đấu thầu thuốc. Vậy đấu thầu thuốc là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

dau-thau-thuoc-la-gi

Đấu thầu thuốc là gì? (Cập nhật 2023)

1. Đấu thầu thuốc là gì?

Đấu thầu thuốc là gì? Đấu thầu thuốc được áp dụng với những đơn vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế cũng như các nguồn thu hợp pháp nhằm phục vụ công tác khám bệnh và chữa bệnh. Ngoài ra những đơn vị hay cơ quan khác theo quy định hiện hành cũng được tham gia đấu thầu thuốc.

2. Đấu thầu thuốc được quy định tại đâu?

Tìm hiểu “Đấu thầu thuốc là gì?” thì không thể không biết hiện nay đấu thầu thuốc được quy định tại đâu.

Vấn đề về Đấu thầu thuốc được quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc?

Theo Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-BYT thì Trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc thuộc về:

- Thủ trưởng cơ sở y tế tổ chức xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này và các quy định sau đây:

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm;

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm;

+ Đối với các thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu: Cơ sở y tế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập định kỳ hoặc đột xuất khi có nhu cầu. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa 12 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc.

- Thủ trưởng cơ sở y tế tổ chức lựa chọn nhà thầu bảo đảm quy định sau đây:

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV và Chương V Thông tư này;

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV Thông tư này;

+ Đối với thuốc ngoài Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và Danh mục thuốc đàm phán giá: Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương III Thông tư này.

4. Các kế hoạch đấu thầu thuốc

Kế hoạch sẽ được tính toán dựa trên dự chi ngân sách nhà nước, các hợp đồng khám chữa bệnh, bảo hiểm ý tế. Cùng với đó là nhu cầu mua và sử dụng thuốc trong năm vừa qua cũng như dự kiến nhu cầu sử dụng trong những năm tới. Các gói thầu thuốc cũng được chia dựa theo nhu cầu sử dụng của các đơn vị sau, bao gồm:

- Các gói thầu thuốc theo tên Generic

- Các gói thầu thuốc theo tên biệt dược

- Các gói thầu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu

5. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập hàng năm hoặc khi có nhu cầu tổ chức lựa chọn nhà thầu với các căn cứ sau đây:

+ Nguồn ngân sách nhà nước: Dự toán mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp chưa được giao dự toán thì căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm để lập kế hoạch;

+ Nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán:

Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã ký giữa cơ sở y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội;

Thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế.

+ Đối với thuốc mua từ nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị: căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu hợp pháp khác của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế.

- Trường hợp cơ sở y tế đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng nhưng nhu cầu sử dụng vượt quá 20% số lượng trong hợp đồng đã ký (tính theo từng phần của gói thầu) thì cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của đơn vị mình.

6. Một số câu hỏi liên quan

6.1 Khi nộp hồ sơ đăng ký, cơ sở có phải nộp mẫu thuốc thực tế không?

Không yêu cầu. Trường hợp sau khi thẩm định hồ sơ, nếu thuộc các trường hợp quy định tại Phụ lục II Thông tư 32/2018/TT-BYT, Cục Quản lý Dược sẽ có thông báo yêu cầu gửi mẫu thuốc và phương pháp kiểm nghiệm đến Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. HCM để thẩm định tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm.

6.2 Giá thuốc kê khai là gì?

Tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật dược đã quy định: Giá bán buôn thuốc dự kiến là giá do cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6.3 Tại sao phải kê khai giá thuốc?

Tại Khoản 3 Điều 107 của Luật Dược 2016 có quy định: Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai.

6.4 Tra cứu thông tin giá kê khai ở đâu?

Thông tin giá kê khai, kê khai lại được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược tại địa chỉ: https://dav.gov.vn

Trên đây là nội dung bài viết “Đấu thầu thuốc là gì?” được ACC giới thiệu tới quý vị. Đây là nội dung quan trọng quý vị cần nắm rõ tại Thông tư 15/2019/TT-BYT. Nếu cần giúp đỡ, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (840 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo