Để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không thì cần phải xét xem hành vi đó có đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm hay không. Thực tế việc xác định các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm đối với từng tội phạm thường khá khó để xác định, dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm đáng tiếc. Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông Dấu hiệu tội phạm hình sự phần nào tháo gỡ vướng mắc cho mọi người. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến nội dung Dấu hiệu tội phạm hình sự hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn. ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
Dấu hiệu tội phạm hình sự (cập nhật 2023). Để tìm hiểu về Dấu hiệu tội phạm hình sự chúng ta cùng xem qua về tội phạm hình sự đã được ACC thể hiện tại đây.
1. Dấu hiệu tội phạm hình sự
Dấu hiệu tội phạm là những yếu tố để nhận biết một tội phạm. Tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam, phải là hành vi của con người. Những gì mới chỉ trong tư tưởng, chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì không thể là tội phạm. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể gây ra thiệt hại, gây ra sự nguy hiểm cho xã hội và những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người cũng chỉ có thể được xác định qua chính những biểu hiện bên ngoài mà trước hết là qua chính hành vi của họ
2. Các dấu hiệu của tội phạm hình sự
Thứ nhất: Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu đầu tiên để xác định được hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Trong đó các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính quan trọng và cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định các dấu hiệu và được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai: Tính có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi. Trong bộ luật hình sự Việt Nam thì nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó. Có thể chia hành vi phạm tội thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Thứ ba: Tính trái pháp luật
Căn cứ theo điều 2 Bộ luật hình sự 2017 quy định về trách nhiệm hình sự như sau:
“ Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
- Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy bất cứ hành vi nào không được quy định là một tội trong bộ luật Hình sự thì việc thực hiện hành vi đó đều không phải là tội phạm.
Thứ tư: Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Chỉ những hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, hình phạt được coi là cơ chế răn đe, giáo dục đối với tội phạm. Tùy theo từng loại tội khác nhau có yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ mà người phạm tội đều phải chịu hình phạt trước tội của mình gây ra,
3. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Dấu hiệu tội phạm hình sự cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Dấu hiệu tội phạm hình sự thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận