Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người sẽ được công ty luật ACC trình bày dưới bài viết này. Nếu bạn có thắc mắc nào có thể tham khảo bài viết sau đây để biết thêm về quy định này. ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. mời các bạn tham khảo bài viết!
Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người
1. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người
Căn cứ theo quy định tại Điều 150 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội mua bán người được phân tích như sau:
1.1. Khách thể của tội mua bán người
Khách thể của tội mua bán người là việc người phạm tội thực hiện hoạt động mua bán với chủ thể là con người trên thực tế. Người phạm tội xem con người là hàng hóa để trao đổi, mua bán để tạo nên lợi nhuận. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn liên kết với nhau để mua bán người sang nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau có thể là để mua bán nội tạng hoặc mua bán người vào ổ mại dâm…
1.2. Mặt khách quan của tội mua bán người
Mặc khách quan của tội mua bán người được thể hiện ở hành vi mua, bán, trao đổi con người để lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích khác. Có hành vi mua bán diễn ra trên thực tế hoặc có hành vi trao đổi lợi nhuận. Đối tượng của việc mua bán là con người đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính (nam, nữ). Các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, giao nhận người trong các vụ án mua bán người có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người thực hiện. Những người thực hiện ở các vai trò chủ mưu, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho người thực hiện hành vi mua bán người đều là đồng phạm của tội mua bán người.
1.3. Hậu quả của tội mua bán người
Hậu quả của hành vi mua bán là có hoạt động trao đổi trên thực tế. Có định sẵn thời gian, địa điểm để thực hiện hoạt động mua bán này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đã định sẵn thời gian, địa điểm nhưng chưa thê tiến hành hoạt động mua bán mà đã bị phát hiện thì vẫn được xem là tội mua bán người tuy nhiên ở giai đoạn chưa hoàn thành.
1.4. Chủ thể của tội mua bán người
Người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của loại tội phạm này. Người thưc hiện hành vi không bị các bệnh liên quan đến thần kinh hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Mức phạt cho tội mua bán người dưới 16 tuổi tại Điều 151
2.1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
2.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nội dung bài viết:
Bình luận