Dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích 2023

Thực tiễn xét xử tại các tòa án ở Việt Nam hiện nay, tội cố ý gây thương tích là một trong những tội được xét xử nhiều nhất. Vì vậy thực trạng này cần đáng báo động. Người dân cần nắm bắt được quy định của BLHS về tội cố ý gây thương tích 2019. Tuy nhiên, dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích không phải ai cũng biết. Cho nên, bài viết này sẽ đề cập đến dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích.

1.Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích.

Chắc hẳn, nhiều bạn có thể chưa biết tội cố ý gây thương tích điều bao nhiêu. Dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích quy định ở điều 134 theo luật mới.

Căn cứ pháp lý: Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017

-Chủ thể của tội phạm: Người nào. Người nào ở đây được hiểu là người có NLTNHS và đạt độ tuổi theo luật định. Từ đây trích dẫn đến các điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và điều 21 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự của BLHS.

Cụ thể người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng quy định về tội cố ý gây thương tích. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội phạm. Tội cố ý gây thương tích theo luật mới quy định như vậy.

- Hành vi của tội cố ý gây thương tích là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

- Khung hình phạt: có 5 khung hình phạt và khung hình phạt đối người chuẩn bị phạm tội.

- Hinh phạt: cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và tù chung thân.

2. Dấu hiệu cơ bản của tội ý gây thương tích

2.1     Dấu hiệu của tội ý gây thương tích về phía người phạm tội

Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác gây thiệt hại cho sức khỏe của người ấy và mắt thường có thể nhìn thấy được nạn nhân bị thiệt hại về sức khỏe. Các hành vi ấy thể hiện dưới dạng các hành vi như là: đâm, chém, đấm đá,….

Hành vi của người phạm tội thực hiện do cố ý, có nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả xảy ra; mong muốn xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Nạn nhân phải bị thương ở mức đáng kể, nếu không đáng kể thì chưa phải là tội phạm.

2.2     Dấu hiệu của tội ý gây thương tích về phía nạn nhân.

Mức đáng kể ở đây phải là từ 11% trở lên. Tùy theo từng khung hình phạt mà tỷ lệ thương tích ở đây sẽ là khác nhau. Cụ thể có các mức thương tích sau: tử 11% đến 30%; từ 31% đến 60%; từ 60% trở lên.

Bên cạnh đó cũng có trường hợp quy định các mức thương tích kèm theo các điều kiện cụ thể.

Ví dụ như gây thương tích cho 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 11% đến 30%. Căn cứ để xác định tỷ lệ thương tật là kết luận của hội đồng giám định pháp y.

2.3     Dấu hiệu của tội ý gây thương tích về hậu quả xảy ra

Hậu quả xảy ra: gây thiệt hại về sức khỏe của người bị xâm hại, làm cho nạn nhân bị tổn hại cơ thể với mức tổn thương là từ 11% trở lên hoặc dưới 11 % nhưng thỏa mãn một trong các tình tiết quy định từ diểm a đến điểm k Khoản 1 Điều 134.

2.4    Dấu hiệu của tội ý gây thương tích về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

          + Hành vi cố ý gây thương tích xả ra trước hậu quả thiệt hại về sức khỏe về mặt thời gian.

          + Hành vi cố ý gây thương tích độc lập, chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thiệt hại về sức khỏe.

          + Hậu quả gây thiệt hại về sức khỏe đã xảy ra là sự hiện thức hóa khả năng phát sinh hậu quả gây thiệt hại về sức khỏe của hành vi cố ý gây thương tích.

3. Những câu hỏi thường gặp.

Gây thương tích cho người khác trên 61% bị đi tù bao nhiêu năm?

Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên sẽ bị Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Đe dọa giết người khác có bị đi tù không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội đe dọa giết người như sau: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Cố ý gây thương tích có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ta biết được rằng hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng.
Ngoài ra với hành vi cố ý gây thương tích bạn có thể bị xử phạt về các hành vi sau:
+ Tổ chức thuê; xúi giục; lôi kéo; dụ dỗ; kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự; nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ; cất giấu các loại vũ khí thô sơ; công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ; phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật; phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích cho người khác: Thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ của người khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích. Hy vọng có thể giúp quý khách hàng hiểu hơn phần nào về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo