Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, việc quản lý, sử dụng đất đai phải phù hợp với mục đích và đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Trường hợp người dân sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử phạt, thậm chí là thu hồi đất. Thực tế, đất đai được sử dụng theo rất nhiều mục đích khác nhau như: đất ở, đất cây lâu năm, đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh,... Vậy đất TSC là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Đất TSC là gì? Những lưu ý khi sử dụng đất TCS.
Đất TSC là gì? Những lưu ý khi sử dụng đất TCS
1. Đất TSC là gì?
TSC là ký hiệu của Đất xây dựng trụ sở cơ quan. Khái niệm này được ghi nhận lần đầu tại Luật Đất đai 2003 và tiếp tục hoàn thiện các quy định ở Luật Đất đai 2013.
Điều 147 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội”.
Theo Điều 147 Luật Đất đai 2013: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp quy định cụ thể như sau:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị và xã hội.
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.
- Việc sử dụng đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Luật Nhà đất 2013. Đồng thời quy định rõ đất cơ quan sự nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất trụ sở cơ quan được giao, được thuê. Đặc biệt là phải sử dụng đất đúng mục đích.
Như vậy, TSC là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo phân loại đất đai, không sử dụng vào mục đích công nghiệp, nông nghiệp hay bất kỳ hình thức sử dụng cá nhân nào khác. Nhà nước sẽ tiến hành quy hoạch và lưu trữ để phục vụ cho các mục đích công.
Loại đất này có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước. Tùy vào từng địa phương mà quỹ đất TSC sẽ khác nhau. Việc quy hoạch cũng dựa theo quyết định, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân, tổ chức sử dụng đất TSC phải sử dụng đúng mục đích và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
2. Quy định sử dụng đất TSC
Đây là loại đất thuộc danh mục đất phi nông nghiệp và tuyệt đối không được sử dụng vào mục đích khác. Chính vì lẽ đó, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ đất đai TSC. Một số quy định bạn có thể tham khảo như:
Không lạm dụng đất TSC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Đất đai ban hành năm 2013 thì đất TSC chỉ được sử dụng vào một mục đích. Đó là xây dựng các cơ quan nhà nước, thiết lập cơ sở chính trị, tổ chức các đoàn thể xã hội phục vụ mục đích công cộng.
Mọi trường hợp chiếm dụng đất vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp, tư nhân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chính sách khuyến khích sử dụng đất một cách hợp lý
Ngoài những quy định chặt chẽ về quản lý đất đai, Nhà nước còn khuyến khích việc sử dụng TSC vào mục đích phát triển xã hội.
3. Quy định về quản lý đất TSC
Khu đất xây dựng trụ sở cơ quan khi không đưa vào sử dụng sẽ được giao cho một cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý. Nhà nước cũng nghiêm cấm việc sử dụng đất không đúng mục đích, chặt phá, mua bán trên các khu đất công này.
Luật Đất đai cũng quy định rõ trách nhiệm của người được giao đất. Đối tượng này bao gồm: cơ quan, tổ chức nhận nhiệm vụ giữ đất hoặc cá nhân được thuê đất. Họ sẽ có nhiệm vụ quản lý và giám sát chặt chẽ để đảm bảo giữ nguyên vẹn 100% diện tích ban đầu.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Hình thức sử dụng đất TSC như thế nào?
Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp:
Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này.
Cụ thể, khoản 4 Điều 55 bao gồm các trường hợp: “Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng”
Đồng thời, theo Điều 125 thì đất TSC thuộc vào trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài.
Đất TSC có được cấp sổ đỏ không?
Theo nguyên tắc sử dụng đất TSC thì Nhà nước nghiêm cấm sử dụng loại đất này vào các mục đích khác, phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, nhiều hộ dân dù đã sinh sống ổn định trên đất thì cũng không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ. Trường hợp bị thu hồi, sẽ được nhận bồi thường theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Nhà, đất phát mãi là gì? (Cập nhật 2022)
Xem thêm: Đất phát triển hạ tầng là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Đất TSC là gì? Những lưu ý khi sử dụng đất TCS. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận