Đất trồng là yếu tố quan trọng tạo nên nền văn minh lúa nước cho Việt Nam ta. Vậy đất trồng là gì? Có những loại đất trồng nào? Thành phần của đất trồng gồm có những gì?
Đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất. Trên đó, thực vật có khả năng sinh sống, phát triển và tạo ra các giá trị hữu ích cho cuộc sống con người.
Đất trồng được hình thành do quá trình biến đổi của đá dưới các yếu tố như: sinh vật, con người và khí hậu. Mỗi loại đất trồng sẽ có độ phì nhiêu khác nhau do các yếu tố tự nhiên và quá trình cải tạo, canh tác của con người.
Vai trò của đất trồng
Đối với những quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển, đất trồng giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Đất là môi trường cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho cây. Nhờ đó cây có thể phát triển, sinh sôi và tạo ra các giá trị hữu ích. Đồng thời, nhờ có đất mà cây có thể đứng vững, không bị đổ.
Thành phần của đất trồng là gì?
Thành phần đất trồng bao gồm:
- Phần rắn: Có nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng, bao gồm các chất vô cơ + hữu cơ để cây sinh trưởng tốt nhất.
- Phần lỏng: Có nhiệm vụ cung cấp nước, tạo độ ẩm thích hợp để cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất cao. Đồng thời, nước giúp hòa tan các dinh dưỡng để cây hấp thụ hiệu quả nhất.
- Phần khí: Cung cấp khí oxy cho cây, tạo điều kiện giúp cây phát sinh tốt nhất.
Đất trồng có kết cấu tốt thường được cấu tạo bởi: 40% chất rắn (trong đó có 5% mùn), 30% không khí và 30% nước.
Tính chất của đất trồng là gì?
Đất trồng có các tính chất đặc trưng sau:
- Độ kiềm: Phần lớn, cây trồng có khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khi đất có độ pH khoảng 5.5 – 7.7
- Độ phì nhiêu: Đây là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, oxy và nước cần thiết để cây trồng đạt hiệu suất cao. Đây là yếu tố quan trong quyết định đến năng suất của cây. Cây trồng có độ phì nhiêu càng cao thì mẫu đất đó càng được đánh tốt.
- Thành phần cơ giới: Đây là tỉ lệ các hạt limon, sét và cát có trong đất. Thành phần cơ giới sẽ ảnh hưởng đến khả năng giữ nước cũng như các chất dinh dưỡng của đất trồng.
- Khả năng giữ nước và giữ các chất dinh dưỡng: Mẫu đất nào chứa nhiều hạt có kích thước nhỏ thì đất càng có nhiều mùn. Từ đó mà khả năng giữ nước, các chất dinh dưỡng cũng tốt hơn, tạo điều kiện giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Các loại đất trồng
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ đất trồng là gì rồi phải không? Vậy đất trồng có những loại nào, mời các bạn theo dõi những thông tin dưới đây:
Dựa vào thành phần cơ giới của đất, người ta chia đất trồng thành 3 loại chính là: đất cát, đất thịt và đất sét. Ngoài ra, cũng có một số đất có tính chất trung gian của 3 loại đất trên như: đất thịt nhẹ, đất pha cát,…
Tuy nhiên trong bài viết này, mình sẽ tập trung nêu rõ đặc điểm của 3 loại đất cơ bản trên.
Đất sét
– Đặc điểm:
- Đây là loại đất có đặc tính dính, dẻo khi ướt. Nhưng khi khô lại có đặc tính rất cứng.
- Thành phần: cát (0 – 45%), mùn (0 – 45%) và sét (50 – 100%)
– Ưu điểm:
- Nhiệt độ đất khá ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí.
- Khả năng giữ nước của đất sét rất tốt.
- Chất hữu cơ phân giải trong đất khá chậm nên có thể tích lũy nhiều chất dinh dưỡng.
- Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất sét tốt.
- Tình trạng rửa trôi chất dinh dưỡng thấp.
– Nhược điểm:
- Hệ thống thoát nước của đất sét khá thấp nên cây trồng dễ rơi vào tình trạng ngập úng.
- Độ thoáng khí thấp.
- Kết cấu hàm lượng sét cao nên cây trồng khó hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Vào mùa khô, đất sét thường xuất hiện tình trạng nứt nẻ.
- Tốn nhiều công sức làm đất khi đất bị khô.
– Loại cây trồng thích hợp:
- Thích hợp trồng các loại cây giữ nước hoặc cây lấy quả, củ.
- Thường dùng nhiều trong các ngành chế tạo gạch xây nhà, gốm sứ,… hơn là trồng trọt.
Đất cát
– Đặc điểm:
- Đây là loại đất thô, có chứa những hạt cát rời rạc từ mịn đến thô, tạo cảm giác sạn khi sờ tay vào.
- Thành phần: cát (80 – 100%), mùn (0 – 10%) và sét (0 – 10%).
– Ưu điểm:
- Khả năng thấm nước và thoát nước nhanh => Tránh tình trạng cây trồng bị ngập úng.
- Thoáng khí, tạo điều kiện giúp sinh vật đất phát triển.
- Dễ canh tác, cày bừa.
– Nhược điểm:
- Chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi do các khe hở lớn.
- Đất cát rất nghèo mùn, khả năng phân giải các chất hữu cơ nhanh chóng.
- Khả năng thay đổi nhiệt độ của đất diễn ra khá nhanh, gây nên bất lợi cho sự phát triển của cây trồng.
- Khả năng giữ nước kém => dễ xảy ra tình trạng khô hạn.
- Khi khô thì đất bị rời rạc, ướt thì rất dính và bí => gây ra nhiều bất lợi khi canh tác.
– Loại cây trồng thích hợp:
- Các loại cây có củ: khoai tây, khoai lang, củ cải, cà rốt,…
- Cây dương liễu
- Một số loại rau xanh: xà lách, măng tây, cà chua, dưa chuột, nha đam, bí ngòi, ngô,…
- Cây ăn quả: táo, cam, mãng cầu na, mận, chanh, dưa hấu,…
- Một số loại hoa: sen đá, oải hương, chi thoa thiên,…
- Một số loại cây trồng lâu năm: câu điều, trâm bạch, mai dương, bạch đàn.
Đất thịt
– Đặc điểm:
- Đây là loại đất trung gian giữa đất cát và đất sét nên rất tốt cho sự phát triển của cây trồng.
- Thành phần: cát (25 – 50%), mùn (30 – 50%) và sét (10 – 30%).
– Ưu điểm:
- Có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lý hóa diễn ra trong đất.
- Dễ làm đất, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho nông dân.
- Đất mềm, khi nén thành khối thì không bị vỡ vụn nếu được cấp ẩm đầy đủ.
– Nhược điểm:
- Dễ bị vỡ vụn nếu độ ẩm trong đất thấp.
- Nếu tưới nước quá nhiều có thể khiến cây bị ngập úng.
– Loại cây trồng thích hợp:
Đất thịt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng như: cây gia vị (ớt, chanh, các loại rau thơm,…); rau sạch (bắp cải, su hào, cải thảo,..); cây ăn quả; hoa cảnh; cây dược liệu chữa bệnh,… Khi trồng trên đất thịt, cây trồng sẽ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, phát triển tốt nhất, cho năng suất cao.
Đất trồng cây lâu năm là gì?
Ngoài khái niệm đất trồng là gì, đất trồng cây lâu năm là đất gì cũng được nhiều người quan tâm.
Đất trồng cây lâu năm là loại đất được dùng để trồng các loại cây trồng một lần nhưng sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Các loại cây đó là:
- Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, ca cao, hồ tiêu, chè, cao su, dừa,…
- Cây ăn quả lâu năm: nhãn, vải, bưởi, sầu riêng, xoài, chôm chôm, cam,…
- Cây dược liệu lâu năm: sâm, hồi, long não, đỗ trọng,…
- Một số loại cây lâu năm khác như: keo, xoan, lộc vừng, hoa sữa, bạch đàn,… Đây là những loại cây được trồng để làm bóng mát, lấy gỗ hoặc tạo cảnh quan.
Nội dung bài viết:
Bình luận