Đất rừng sản xuất là gì? (cập nhật 2022)

Tùy theo mục đích sử dụng mà đất được chia thành nhiều loại. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi đất rừng sản xuất là gì.

Rung San Xuat

                                               Đất rừng sản xuất là gì? (cập nhật 2022)

1. Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.

Rừng sản xuất gồm 2 đối tượng:

  • Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
  • Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

2. Phân biệt đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm

Tiêu chí Đất rừng sản xuất Đất trồng cây lâu năm
Ưu điểm Đa phân được sử dụng để sản xuất, kinh doanh thương mại gỗ, lâm sản, đặc sản nổi tiếng, động vật hoang dã.

Tổ chức, cá thể được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thế chấp ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Mang lại lợi ích kinh tế cao, lợi nhuận đầu tư lớn khi khai thác giá trị trên đất.

Được Nhà nước giao cho các cá thể, tổ chức triển khai với mục tiêu sử dụng trồng những cây lâu năm, mang lại những quyền lợi thiết thực cho kinh tế, tài chính, đời sống, cũng như môi trường tự nhiên.

Có thể quy đổi hoặc chuyển nhượng ủy quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

Khuyết điểm Khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị góp vốn đầu tư uy tín trong quản lí và vận hành quản trị góp vốn đầu tư tăng trưởng kinh tế tài chính đất rừng sản xuất; đồng thời có kế hoạch phục sinh và bảo vệ rừng. Thủ tục khó khăn trong kinh doanh thương mại nếu muốn kinh doanh thương mại thì phải thực thi quy đổi đất trồng cây lâu năm sang đất kinh doanh thương mại theo pháp luật.

Giá trị kinh tế tài chính mang lại chỉ được một lần trong khoảng chừng thời hạn giao đất nhất định.

Chuyển đổi loại đất này sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì phụ thuộc vào chủ trương của từng địa phương, nhờ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

Thứ nhất, về điều kiện sau để chuyển nhượng đất rừng sản xuất: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất”

Thứ hai, về hạn mức chuyển nhượng: “Đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi

Thứ ba, về đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất: "Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.”

Thứ tư, về mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuấtĐối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất cũng phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Đất rừng sản xuất có được phép xây nhà hay không?

Đối với đất rừng sản xuất để chuyển thành đất để xây nhà phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo các quy định của nhà nước.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở gồm các quy trình sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Nếu trường hợp không đầy đủ giấy tờ thì có thể bổ sung, hoàn chỉnh theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xác nhận thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu trường hợp được phép chuyển thì sẽ tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và yêu cầu đóng phí. Thời gian chuyển đổi khoảng 15 ngày và đối với khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa khoảng 25 ngày.

3.3. Đất rừng sản xuất có được cấp sổ đỏ/ sổ xanh hay không?

Để được cấp sổ xanh hoặc sổ đỏ người sử dụng đất rừng sản xuất cần đảm bảo các điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép và phải đóng các khoản phí, lệ phí như sau:

  • Lệ phí địa chính: Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế của từng địa phương
  • Tiền sử dụng đất: Tùy vào trường hợp sẽ xem xét mức nộp tiền sử dụng đất, căn cứ vào Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
  • Lệ phí trước bạ: được tính bằng (mức thu lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành) x (mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ, đối với nhà, đất là 0,5%)
  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: <1500đ/m2
  • Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: <7.500.000đ/hồ sơ

Để được giải đáp những thắc mắc liên quan đến kiến thức pháp luật, mời đọc giả đón đọc những bài viết mới của ACC.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo