Quy định giao dịch chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở. Vậy quy định về chứng khoán phái sinh như thế nào? Đáo hạn phái sinh là gì và quy định ngày đáo hạn phái sinh ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Quy định giao dịch chứng khoán phái sinh
Quy định giao dịch chứng khoán phái sinh

1. Sản phẩm phái sinh

Sản phẩm phái sinh được đưa vào giao dịch đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30.

Mỗi hợp đồng tương lai (HĐTL) có một mã giao dịch riêng tương tự như cổ phiếu, được quy ước theo quy tắc nhất định bao gồm các thông tin:

[Tên tài sản cơ sở][F][Thời gian đáo hạn]

Ví dụ: HĐTL có mã VN30F1706. Trong đó: “VN30” là chỉ số VN30, F là hợp đồng tương lai, “17” là năm đáo hạn của hợp đồng (2017) và “06” là tháng đáo hạn của hợp đồng.

Đáo hạn phái sinh là gì và quy định ngày

Đáo hạn phái sinh (Expiration date) là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực. Trước ngày này, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định với vị thế mà họ đang giữ. Sau khi hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai qua hết ngày đáo hạn phái sinh, nó sẽ không còn giá trị, cho nên ngày đáo hạn phái sinh cũng chính là ngày cuối cùng để giao dịch quyền chọn.

Phiên đáo hạn phái sinh sẽ phụ thuộc vào công cụ phái sinh được giao dịch. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, vào ngày thứ Sáu thứ 3 của tháng mà hợp đồng hết hạn sẽ là ngày hết hạn của quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết.

Đối với các quyền chọn theo tùy chọn chỉ số kiểu Châu Âu, ngày đáo hạn sẽ là một ngày trước ngày đáo hạn, ví dụ nếu quy định trên hợp đồng là ngày thứ Sáu thì ngày đáo hạn sẽ là ngày thứ Năm.

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày nào? Đó là ngày công cụ phái sinh quyết toán, đến hạn thanh toán hoặc hết hạn, ngày mà các nghĩa vụ không còn được tích lũy và việc thanh toán cuối cùng diễn ra.

2. Phương thức giao dịch chứng khoán phái sinh

Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán tại thời điểm xác định.

Nguyên tắc xác định giá thực hiện:

  • Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
  • Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Nguyên tắc xác định giá thực hiện: là mức giá của các lệnh đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.

Khớp lệnh thỏa thuận: Là phương thức giao dịch mà bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/ bên bán thông qua công ty chứng khoán để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận đối ứng.

Nguyên tắc khớp lệnh:

- Ưu tiên về giá:
  • Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian:

Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

3. Biên độ giao động giá

Biên độ dao động giá quy định trong ngày: ± 7% so với giá tham chiếu

  • Giá trần (Giá tối đa) = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động giá)
  • Giá sàn (Giá tối thiểu) = Giá tham chiếu x (100% - Biên độ dao động giá)
  • Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

4. Sửa, hủy lệnh trong phiên giao dịch chứng khoán phái sinh

Trong thời gian giao dịch khớp lệnh:

Chỉ được sửa lệnh (sửa giá, sửa khối lượng) và hủy lệnh đối với lệnh chưa khớp. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:

  • Trường hợp sửa khối lượng giảm: Thứ tự ưu tiên của lệnh không thay đổi.
  • Trường hợp sửa khối lượng tăng hoặc sửa giá: Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.

Trong thời gian giao dịch thỏa thuận:

Giao dịch thỏa thuận đã thực hiện trên hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ.

5. Câu hỏi thường gặp

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.

Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ... Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.

Phân loại chứng khoán:

Chứng khoán hiện nay được chia thành 3 loại phổ biến nhất:

  • Chứng khoán nợ là loại chứng khoán xác nhận mối quan hệ giữa chủ nợ (người sở hữu) và công ty phát hành. Chứng khoán nợ thường được phát hành dưới dạng trái phiếu, chứng khoán dạng nợ, giấy tờ. Hiện nay, chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch khá lớn trên thị trường chứng khoán.
  • Chứng khoán vốn là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và được xác nhận quyền sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty. Chứng khoán vốn biểu thị cho những như đầu tư sở hữu một phần công ty, được hưởng lợi nhuận và cũng chịu rủi ro từ tình hình kinh doanh của công ty đó. Chứng khoán vốn thường được phát hành dưới dạng cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, chứng chỉ Quỹ…
  • Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai (Căn cứ vào khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).

Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Chứng khoán 2019, thị trường chứng khoán hiện nay đang hoạt động theo nguyên tắc:

“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

2. Công bằng, công khai, minh bạch.

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”

Lưu kí chứng khoán là gì?

Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi... Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.

Tại sao phải lưu ký chứng khoán?

  • Lưu ký chứng khoán là điều kiện tiên quyết để có một chiếc vé vào cửa thị trường chứng khoán.
  • Tiết kiệm chi phí in ấn chứng chỉ chứng khoán, bảo quản chứng chỉ chứng khoán.
  • Tránh được tình trạng chứng khoán bị hư hỏng, mất cắp hoặc thất lạc.
  • Đảm bảo thanh toán nhanh, góp phần tăng vòng quay vốn của thị trường và của nhà đầu tư.
  • Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường.

XEM THÊM:>>>Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì

Trên đây là một số thông tin về đáo hạn phái sinh là gì và quy định ngày đáo hạn phái sinh. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo