Ngày đáo hạn là một ngày đặc biệt quan trọng trong thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên thực tế nhiều nhà đầu tư vẫn không hiểu hết ý nghĩa của ngày này. Vậy đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì? Ngày này có ảnh hưởng như thế nào với thị trường chứng khoán? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh (tiếng Anh gọi là Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh (Hợp đồng Tương lai hoặc Hợp đồng Quyền chọn). Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định được họ sẽ làm gì với vị thế của mình.
Trước khi đáo hạn 1 quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên 1 hợp đồng vô giá trị đáo hạn.
2. Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?
Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều nêu cụ thể ngày đáo hạn. Vào ngày đó, các giao dịch của hợp đồng sẽ ngừng lại và chuyển thành tiền mặt.
Ngày đáo hạn được quy định là Thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn hợp đồng. Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn có 4 hợp đồng tương lai được giao dịch. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.
Ví dụ: Vào Quý I/2021 đã diễn ra 3 phiên giao dịch trong các tháng 1, 2, 3 như sau:
Lịch đáo hạn phái sinh tháng 01/2021 với mã hợp đồng tương lai là VN30F2101. Ngày giao dịch đầu tiên là 20/11/2020 và ngày giao dịch cuối cùng 21/1/2021. Trong giai đoạn cầu các nhà đầu tư chưa có động thái thay đổi các hoạt động giao dịch. Đến ngày 15/12/2020 thị trường giao dịch mới bắt đầu nhộn nhịp. Trong hai ngày 19 và 20/1/2021 giá thị trường sụt giảm mạnh trước thời điểm đáo hạn 2 ngày.
Lịch đáo hạn trong tháng 2 là ngày 19/02/2021, mã giao dịch là VN30F2102. Phiên giao dịch chỉ diễn ra trong hai ngày 18 và 19/02/2021.
Lịch đáo hạn trong tháng 3 cũng diễn ra trong 3 ngày 17,18,19 tháng 03 với mã V30F2103. Ngày giao dịch đầu tiên từ 17/07/2020, đến ngày giao dịch cuối cùng 18/03/2021.
=>>> Ngày đáo hạn trong chứng khoán phái sinh là yếu tố cần đặc biệt quan tâm mà nhà đầu tư cần nắm rõ. Để thuận tiện theo dõi ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh, bạn đăng ký mở tài khoản chứng khoán phái sinh.
3. Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?
Thị trường luôn biến động mạnh trước ngày đáo hạn phái sinh. Thời điểm đáo hạn phái sinh là lúc các nhà đầu tư thể hiện vị thế của mình, với lợi thế giao dịch 2 chiều và có khả năng sinh lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm nên được nhiều người lựa chọn đầu tư.
Các hoạt động đáo hạn gây chú ý vì sự biến động đột ngột của chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở. Trong khi bản chất của thị trường phái sinh là quan tâm đến kết quả đầu tư lỗ/lãi khi hợp đồng tương lai tới kỳ đáo hạn.
Thống kê từ năm 2017 (khi thị trường phái sinh ra đời) cho đến nay, các phiên ATC đều tăng giảm đột ngột trước khi bước vào ATC, đa phần là giảm chứ ít khi tăng, giá các mã luôn chênh lệch trước phiên ATC. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cũng cần theo dõi biến động, phân tích và đưa ra dự báo thị trường.
Trong thời điểm đáo hạn, thị trường có xu hướng bán mạnh vì khối tự doanh công ty chứng khoán nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30. Qua điều này, ta có thể nhận thấy chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với các tổ chức hơn là cá nhân đơn lẻ.
4. Câu hỏi thường gặp
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ... Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
Phân loại chứng khoán:
Chứng khoán hiện nay được chia thành 3 loại phổ biến nhất:
- Chứng khoán nợ là loại chứng khoán xác nhận mối quan hệ giữa chủ nợ (người sở hữu) và công ty phát hành. Chứng khoán nợ thường được phát hành dưới dạng trái phiếu, chứng khoán dạng nợ, giấy tờ. Hiện nay, chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch khá lớn trên thị trường chứng khoán.
- Chứng khoán vốn là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và được xác nhận quyền sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty. Chứng khoán vốn biểu thị cho những như đầu tư sở hữu một phần công ty, được hưởng lợi nhuận và cũng chịu rủi ro từ tình hình kinh doanh của công ty đó. Chứng khoán vốn thường được phát hành dưới dạng cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, chứng chỉ Quỹ…
- Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai (Căn cứ vào khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).
Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Chứng khoán 2019, thị trường chứng khoán hiện nay đang hoạt động theo nguyên tắc:
“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
2. Công bằng, công khai, minh bạch.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”
Lưu kí chứng khoán là gì?
Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi... Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.
Tại sao phải lưu ký chứng khoán?
- Lưu ký chứng khoán là điều kiện tiên quyết để có một chiếc vé vào cửa thị trường chứng khoán.
- Tiết kiệm chi phí in ấn chứng chỉ chứng khoán, bảo quản chứng chỉ chứng khoán.
- Tránh được tình trạng chứng khoán bị hư hỏng, mất cắp hoặc thất lạc.
- Đảm bảo thanh toán nhanh, góp phần tăng vòng quay vốn của thị trường và của nhà đầu tư.
- Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường.
XEM THÊM:>>>Vai trò của thị trường đấu thầu trái phiếu chính phủ
Hy vọng với những thông tin về đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì đã có thể giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc đầu tư của mình. Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm đến bài viết.
Nội dung bài viết:
Bình luận