Hóa đơn là một trong những loại giấy tờ chúng ta thường hay sử dụng trong các loại giao dịch mua bán thường ngày và việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là một trong những công việc mà người có trách nhiệm phải thực hiện để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý. Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên ngoài hình thức hóa đơn giấy thông thường chúng ta còn có thể bắt gặp hóa đơn điện tử. Vậy danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử gồm những ai? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC, Hóa đơn được hiểu là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.Khi lập hóa đơn cần có các nội dung sau:
– Tên loại hóa đơn
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
– Tên liên hóa đơn
– Số thứ tự hóa đơn
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
– Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ
– Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn
– Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC) hóa đơn bao gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa
– Hoạt động vận tải quốc tế
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Hóa đơn bán hàng: loại hóa đơn này được dùng cho các đối tượng sau:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
- Hóa đơn khác bao gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
2. Hóa đơn điện tử là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011, Hoá đơn điện tử được định nghĩa là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Ngày 30/09/2019 Bộ Tài Chính đã chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử và có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11/2019. Theo đó, kể từ ngày 01/11/2020, toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 mà không được sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử theo quy định cũ.
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại:
- Hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…
Khi sử dụng hóa đơn điện tử được đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
- Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
- Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
3. Danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử
- Phần mềm hóa đơn điện tử EFY-iHOADON
Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam là công ty đi đầu về lĩnh vực phát triển phần mềm, các giải pháp quản lý tài chính, doanh nghiệp các phần mềm hành chính. Với 13 năm kinh nghiệm EFY Việt Nam luôn đi đầu trong các giải pháp, đáp ứng được mọi yêu cầu của xã hội. EFY Việt Nam luôn cập nhật các công nghệ, giải pháp mới nhất phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, hoạt động với phương châm “Sức mạnh của sự tử tế” EFY luôn mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất, dịch vụ tốt nhất.
Phần mềm hóa đơn điện tử iHOADON đáp ứng nhu cầu xử lý nghiệp vụ hóa đơn theo đúng Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BT.
EFY có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một số phần mềm tiêu biểu được biết đến đông đảo như: phần mềm bảo hiểm xã hội EFY chiếm thị phần Hà Nội lên đến 60% , giải pháp chữ ký số EFY.
- Phần mềm hóa đơn điện tử Invoice VNPT
Từ năm 2012, VNPT đã tiến hành xây dựng, triển khai thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống, dịch vụ Hoá đơn điện tử VNPT-Invoice. Với sự hỗ trợ của Tổng Cục Thuế, dịch vụ HĐĐT của VNPT đã hoàn thiện, ra mắt chính thức ngày 21/10/2013 và đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2013 cho sản phẩm góp phần hiện đại hóa công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.
- Phần mềm hóa đơn điện tử S-invoice Viettel
Dịch vụ hóa đơn điện tử SInvoice của Viettel cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.
Dịch vụ hóa đơn điện tử của Viettel được sử dụng trên hạ tầng cloud, khách hàng không cần phải cài đặt phần mềm trên máy tính và có thể xuất duyệt hóa đơn trên bất kỳ máy tính, điện thoại smartphone mọi lúc mọi nơi chỉ cần có internet.
- Phần mềm hóa đơn điện tử ehoadon-BKAV
Bkav eHoadon là phần mềm hóa đơn điện tử được Khách hàng đánh giá là Hoá đơn Điện tử dễ sử dụng nhất hiện nay với nhiều tính năng ưu việt:
- Đáp ứng tất cả các tình huống phát hành hoá đơn như với hoá đơn giấy.
- Bảo mật, an toàn dữ liệu hoá đơn.
- Tích hợp với mọi phần mềm kế toán và phần mềm bán hàng.
- Chi phí để sử dụng hóa đơn điện tử của Bkav tiết kiệm.
- Hóa đơn điện tử meinvoice – Misa
Hóa đơn điện tử meinvoice-Misa đáp ứng nghiệp vụ hóa đơn theo đúng Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC… và chuẩn bị cho Thông tư 68/2019/TT-BTC. Người mua tức thời nhận được hóa đơn điện tử qua email, SMS và thực hiện tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua internet.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận