Đánh người vô cớ bị xử phạt như thế nào? [Cập nhật 2023]

Hành vi tổ chức là nghiên cứu học thuật về cách mọi người tương tác trong các nhóm và các nguyên tắc của nó được áp dụng chủ yếu nhằm mục đích làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Nghiên cứu về hành vi của tổ chức bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu dành riêng cho việc cải thiện hiệu suất công việc, tăng sự hài lòng trong công việc, thúc đẩy đổi mới, khuyến khích lãnh đạo và là nền tảng của nguồn nhân lực doanh nghiệp. Hiệu ứng Hawthorne, mô tả cách hành vi của đối tượng thử nghiệm có thể thay đổi khi họ biết mình đang bị quan sát, là nghiên cứu nổi tiếng nhất về hành vi của tổ chức. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về Đánh người vô cớ bị xử phạt thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Đánh Người Vô Cớ Bị Xử Phạt

Đánh người vô cớ bị xử phạt

1. Quy định chung về cố ý gây thương tích

Cố ý gây thương tích là hành vi làm tổn hại đến sức khỏe của người khác, được thể hiện dựa vào những thương tích cụ thể.

Theo quy định của pháp luật hiện hành tội cố ý gây thương tích phổ biến được chia thành các tội danh như sau:

  • Tội cố ý gây thương tích được quy định tại (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
  • Tội cố gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần kích động mạnh (Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
  • Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Tội quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể người khác gây thiệt hại dưới dạng thương tích hoặc sức khỏe theo quy định của pháp luật

Dấu hiệu của tội phạm này như sau:

  • Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi trái pháp luật tác động đến thân thể của người khác
  • Hậu quả gây ra bởi hành vi là nguy hiểm cho xã hội, để lại thương tích cho nạn nhân gây suy giảm sức khỏe cho họ như rách cơ, dập lá lách, gãy tay, gãy chân…
  • Là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên hậu quả là dấu hiệu chính của định tội.
  • Dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội nguy hiểm quy định tại (Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên trong trạng thái bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.

Dấu hiệu định tội của trường hợp này là:

  • Hành vi khách quan của tội phạm là cố ý tác động trái pháp luật đến thân thể người khác;
  • Người phạm tội thực hiện hành vi trong trạng thái bị kích động mạnh;
  • Nguyên nhân gây ra tinh thần kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Hậu quả thương tích gây ra từ 31% trở lên.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Tội phạm quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được thực hiện trong trường hợp vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức các nhân hoặc lợi ích của chính mình mà thực hiện hành vi chống trả trên mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm.

Hành vi khách quan của tội phạm cố ý tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác trong điều kiện:

  • Đang có hành vi tấn công nguy hiểm trái pháp luật diễn ra xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức các nhân hoặc lợi ích của chính mình.
  • Người phạm tội đã có hành vi phòng vệ trước sự tấn công của bị hại nhằm gạt bỏ sự tấn công.
  • Hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm gây hậu quả thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.

Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ

Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, là hành vi khi thực hiện công vụ mà sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép gây hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.

Dấu hiệu của tội phạm được thể hiện như:

  • Nạn nhân của hành vi này là những người vi phạm pháp luật và bị người thi hành công bắt giữ. Cũng có trường hợp người bị hại không phải là người có hành vi phạm pháp nhưng bị xâm hại vì lỗi của người thi hành công vụ.
  • Hành vi khách quan của tội phạm là sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép theo quy định như sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ gây hậu quả thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.

Khác nhau quan trọng nhất giữa các tội danh trên là mục đích của người thực hiện hành vi, nó có ý nghĩa quan trọng để xác định người phạm tội thuộc vào loại tội danh nào và khung hình phạt ra sao. Tuy nhiên giới hạn giữa các tội danh này rất mong manh, dẫn đến có rất nhiều vụ án xác định sai tội danh là làm tổn hại nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.

2. Mức hình phạt áp dụng đối với các tội danh cố ý gây thương tích

Thứ nhất, tội cố ý gây thương tích quy định Điều 134 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi bổ sung 2017  bị các chế tài cụ thể như sau:

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người có hành vi cố ý gây thương tích bao gồm các hành cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 2 người trở lên;
  • Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích  hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác;
  • Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là đã có thai, người già yếu, ốm đay hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hạu sức khỏe do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Ngoài ra, người phạm tội này có thể bị mức hình phạt như sau:

  • Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o Khoản 1 Điều này thì Bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm khi phạm tội gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi phạm tội gây thương tích hoặc thiệt hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o Khoản 1 Điều này
  • Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi phạm tội gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, nhưng không thuộc vào vùng mặt hoặc dẫn đến chết người;

Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân trong trường hợp phạm tội mà dẫn đến làm chết hai (02) người trở lên hoặc gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên hoặc gây thương tích vào vùng mặt  của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì

Lưu ý: người chuẩn bị phạm tội này, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Thứ hai, người phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích động mạnh được quy định tại Điều 135 BLHS 2015 thì bị các hình thức chế tài được quy định cụ thể như sau:

Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc với người thân thích của người đó.

Người phạm tội bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 135 BLHS cụ thể :

  • Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong trường hợp phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người 61% trở lên.

Thứ ba, người phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 136 BLHS thì bị các mức chế tài được quy định cụ thể như sau:

Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc do quá mức cần thiết bắt giữ người phạm tội.

Người phạm tội này nếu thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, cụ thể:

  • Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong rường hợp phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người 61% trở lên.

Thứ tư, người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 137 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì bị các chế tài được quy định cụ thể như sau:

  • Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phat tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  • Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội gây tổn hại đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trơ lên; gây thương tích đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ.

Ngoài ra, người phạm tội cón có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là một số thông tin về Đánh người vô cớ bị xử phạt. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (310 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo