Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có rất nhiều biến động. Các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ trước khi đầu tư để tránh những rủi ro không đáng có. Bài viết dưới đây ACC sẽ Đánh giá các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay của Việt Nam một cách sơ bộ để các bạn có cái nhìn tổng quan về sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Đánh giá các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay của Việt Nam
1/ Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021
Theo ý kiến của ông Bùi Nguyên Khoa, Phó phòng Phân tích Nghiên cứu, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) khi trao đổi với Tạp chí Chứng khoán về những kết quả đã đạt được trong năm 2020 và những bước đi mới trong năm 2021 của TTCK Việt Nam nói chúng và BSC nói riêng:
- “Vượt qua giai đoạn khó khăn đầu năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2020 ghi nhận một năm thành công trên nhiều phương diện”, cụ thể:
Vượt qua giai đoạn khó khăn đầu năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19, TTCK Việt Nam năm 2020 ghi nhận một năm thành công trên nhiều phương diện.
Thứ nhất, chỉ số VN Index và HNX Index tăng lần lượt 14,9% và 98,1%. Thanh khoản thị trường tăng 60% và đạt 320 triệu USD/phiên. Giá trị giao dịch trên thị trường phái sinh và thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng tăng trưởng vượt bậc.
Thứ hai, số lượng tài khoản mở hơn 393 nghìn, gấp đôi so với năm 2019. Với sự tham gia tích cực, nhà đầu tư trong nước đã dẫn dắt “cuộc chơi” trong bối cảnh dịch bệnh, đi ngược lại xu hướng bán ròng từ khối ngoại. Điều này cho thấy nhà đầu tư trong nước đã có bước trưởng thành và không phụ thuộc nhiều vào hoạt động mua bán của khối ngoại.
Thứ ba, sự ra đời các bộ chỉ số mới là cơ sở xuất hiện các quỹ ETFs nội từ VFM, SSIAM, Vinacapital, Mirae Asset,… đã nhanh chóng thu hút một lượng nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và trong nước tham gia. Điều này đã phản ánh nhu cầu cần những sản phẩm và công cụ đầu tư mới của nhà đầu tư.
Thứ tư là sự chủ động của các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt từ các công ty chứng khoán (CTCK) trong việc triển khai các sản phẩm mới và cung cấp margin cho thị trường. Cùng với quá trình tăng vốn, các CTCK tăng mạnh chủ động huy động vốn từ các nguồn khác nhau như phát hành trái phiếu, vay tín chấp từ ngân hàng nước ngoài… khiến cho nguồn cung cấp margin không phụ thuộc quá nhiều vào hạn mức của các ngân hàng. Hoạt động cung cấp margin nhờ vậy được đẩy mạnh và không gián đoạn cùng với mức tăng thanh khoản thị trường hỗ trợ đáng kể xu hướng tăng điểm và ổn định của thị trường.
Theo ông Bùi Nguyên Khoa, Phó phòng Phân tích Nghiên cứu, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) khi được hỏi về đánh giá như thế nào về triển vọng TTCK Việt Nam trong năm 2021, Ông cho rằng:
Sau năm 2020 suy giảm mạnh, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế đều đồng thuận về khả năng hồi phục và tăng trưởng của các nền kinh tế. Các chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng tiền tệ sẽ còn duy trì ít nhất đến hết năm 2021. Đây là các yếu tố thuận lợi hỗ trợ các kênh đầu tư và thị trường tài chính trong năm 2021. Mặc dù TTCK Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng trong năm 2021, chúng tôi cũng lưu ý có những thuận lợi và rủi ro như sau:
Các yếu tố thuận lợi:
(1) Kinh tế vĩ mô ổn định, lấy lại đà tăng trưởng cao;
(2) Bộ máy lãnh đạo mới;
(3) Các chính sách phù hợp về tài khóa và tín dụng hỗ trợ tăng trưởng;
(4) Kết quả kinh doanh các công ty niêm yết được cải thiện; và
(5) Các quy định về Luật Chứng khoán 2019 và các sản phẩm mới.
Các yếu tố rủi ro:
(1) Khả năng kiểm soát dịch bệnh trong và ngoài nước đẩy nhanh tăng trưởng và tránh đứt gãy chuỗi sản xuất;
(2) Hướng đi của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ đắc cử Biden;
(3) Việt Nam nằm trong danh sách thao túng tiền tệ; và
(4) TTCK các nước phát triển đang có mức định giá cao do chính sách bơm tiền. Những biến động đảo chiều (nếu có) cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch dòng tiền và tâm lý nhà đầu tư tham gia trên thị trường.
Ngoài các yếu tố trên, thị trường đang có nhiều cơ hội khi đón nhận dòng tiền của nhà đầu tư mới. Xu hướng tích cực và thanh khoản cao giúp thị trường tăng điểm trên diện rộng và đẩy dần mặt bằng giá lên cao. Thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng tốt sau một chu kỳ hơn 10 năm và 3 năm với đợt tăng giá gần nhất. Tuy nhiên, khi các cổ phiếu đồng loạt tăng điểm thì cũng gắn liền với rủi ro chất lượng cổ phiếu. Nhà đầu tư cần tích cực trang bị kiến thức để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư cũng như bảo vệ mình trước các cổ phiếu kém chất lượng và những biến động ngoài mong muốn.
2/ Thị trường chứng khoán tại Việt Nam năm 2022
Năm 2022 được đánh giá tiếp tục là năm khó khăn, phức tạp của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, do vậy, Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước có khả năng đối diện với nhiều diễn biến phức tạp, xuất phát từ nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước như tình hình dịch Covid-19; tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, sản lượng sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu gia tăng khi các nền kinh tế hồi phục; mức dư nợ giao dịch ký quỹ toàn thị trường tăng nhanh trong thời gian qua, cùng với việc nhà đầu tư cá nhân tăng tỷ trọng trên TTCK Việt Nam, cũng tiềm ẩn rủi ro cho thị trường khi tính ổn định của dòng vốn chưa cao; tình hình kinh tế - chính trị thế giới trong năm 2022 được dự báo tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraine đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới…
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Mặt bằng lãi suất có khả năng tiếp tục được giữ ổn định ở mức thấp và do vậy, dòng tiền nhiều khả năng vẫn tiếp tục được thu hút vào TTCK. Dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy triển vọng phục hồi tích cực của doanh nghiệp và nền kinh tế. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới liên tục gia tăng trong thời gian qua và hiện mới chiếm khoảng 4,7% dân số cũng cho thấy TTCK Việt Nam còn nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, TTCK năm 2022 sẽ có sự phân hóa đáng kể ở các nhóm ngành, thay vì tăng đồng loạt như năm 2021. Với tình hình cầu tiêu dùng như hiện nay, nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu tiếp tục tăng trưởng chậm hơn so với ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu. Cơ hội phục hồi cho các ngành dịch vụ như hàng không và du lịch có thể quay lại từ nửa cuối 2022.
Ngay trong nửa đầu năm 2022, một số ngành được dự báo có thể tăng trưởng vượt trội gồm xuất khẩu, thủy sản, dệt may và vận tải biển. Một số loại hàng hóa có thể đạt mức giá cao trong nửa đầu năm 2022 bao gồm phân bón, thủy sản, hóa chất và mía đường. Ngành hưởng lợi từ đầu tư công là xây dựng, bất động sản dân cư và bất động sản khu công nghiệp. Ngành hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp gồm chứng khoán và bất động sản dân cư.
Nhằm bảo đảm TTCK tiếp tục phát triển công bằng, minh bạch và ổn định, khung pháp lý cho TTCK cần được tiếp tục hoàn thiện, chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021 - 2030 cần sớm được ban hành để định hình mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển TTCK về dài hạn. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường cung cấp thông tin chính thống giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, qua đó góp phần giúp các nhà đầu tư tham gia TTCK an toàn và hiệu quả.
Cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cũng cần tiếp tục được hoàn thiện nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường. Bên cạnh đó, cần triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng nghẽn lệnh giao dịch; hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin; nghiên cứu khuôn khổ pháp lý cho phát triển các dịch vụ mới trên TTCK Việt Nam.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường cũng cần được đẩy mạnh, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; công tác giám sát, rà soát, nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường cần được tăng cường; những trường hợp vi phạm, các trường hợp cố tình, tái phạm hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin đảm bảo TTCK phát triển theo hướng minh bạch và bền vững cần được xử lý kịp thời.
3/ Thị trường chứng khoán triển vọng trong năm 2023
Chia sẻ về triển vọng thị trường chứng khoán quý IV/2022 và cả năm 2023, ông Đào Minh Châu, Phó Giám đốc phân tích cổ phiếu SSI Research cho rằng, trong thời gian tới, động lực tăng trưởng quý IV/2022 và 2023 đến từ chính sách tài khóa, với gói kích thích kinh tế có thể được giải ngân nhiều hơn vào quý cuối năm nay và trong năm 2023.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất từ nước khác sang Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc có thể dần nới lỏng các chính sách phong tỏa COVID-19 giúp thúc đẩy nhu cầu khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.
Ông Đào Minh Châu cũng cho biết: NĐT nước ngoài là điểm sáng trong thời gian qua với giá mua ròng 2.000 tỷ trên HOSE (tập trung vào quý II với giá trị mua ròng hơn 9.000 tỷ, chủ yếu đến từ quỹ Fubon hay Diamond).
Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá vẫn hấp dẫn khi P/E (dựa trên số liệu lợi nhuận quá khứ) hiện tại khoảng 12 lần, trong khi các thị trường khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia hay Indonesia) đều cao hơn Việt Nam (khoảng 16 lần). ROE của VN-Index đạt khoảng 15%, cao hơn mức 9 – 10% của các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tỉ giá ổn định là yếu tố quan trọng giúp Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn tới Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bài viết trên là cái nhìn tổng thể của ACC về Đánh giá các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay của Việt Nam. ACC mong muốn tạo góc nhìn tiếp cận nhanh nhất với bạn đọc trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp lý, vì vậy, các bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi khi có thắc mắc nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận