Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Vì thế, để trở thành một người Đảng viên thì quần chúng phải rèn luyện, phấn đấu, trau dồi đạo đức để chứng tỏ mình là người ưu tú, xứng đáng được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vậy, Đảng viên là gì? Quy định về nhiệm vụ, vai trò của Đảng viên được quy định như thế nào?
Để giải đáp các thắc mắc, xin mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Xem thêm: Đảng viên dự bị là gì?
1. Đảng viên là gì?
Theo Điều 1 Điều lệ Đảng thì Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Đây cũng là tiêu chuẩn để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng viên trong tiếng Anh là Adherent.
Xem thêm: Bản kiểm điểm Đảng viên vi phạm kỷ luật mới
2. Quy định về nhiệm vụ, vai trò của Đảng viên?
- Nhiệm vụ của Đảng viên
Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành xác định đảng viên có nhiệm vụ:
+ Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng;
+ Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Ngoài ra, trong tình hình mới, người Đảng viên còn có nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quan trọng hơn, Đảng viên còn có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực.
- Vai trò của Đảng viên
Đảng viên có những vai trò sau đối với Đảng và với Tổ quốc:
+ Đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
+ Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
+ Đảng viên dù ở cương vị nào, cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng.
+ Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối và chủ trương của Đảng.
Xem thêm: Quy trình kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ ba?
3. Quyền và nghĩa vụ của Đảng viên
Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đảng viên có quyền:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Tóm lại, để trở thành một người Đảng viên được dân yêu, dân mến thì mỗi Đảng viên cần đề cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó và không ngừng làm theo tấm gương của Bác “Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”.
4. Kết luận
Việc tìm hiểu về những vấn đề về nhiệm vụ, vai trò của Đảng viên thông qua bài viết Đảng viên là gì? Quy định về nhiệm vụ, vai trò của Đảng viên? Đồng thời, những quy định của pháp luật cũng được chúng tôi đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho Quý bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này.
Trên đây, là những thông tin về Đảng viên là gì? Quy định về nhiệm vụ, vai trò của Đảng viên? mà ACC cung cấp cho Quý bạn đọc tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, Quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web https://accgroup.vn/ để được trao đổi, hỗ trợ.
5. Câu hỏi thường gặp
- Đảng viên là gì?
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
- Nhiệm vụ của Đảng viên là gì?
Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản ViệtNam hiện hành xác định đảng viên có nhiệm vụ:
+ Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng;
+ Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
- Vai trò của Đảng viên là gì?
Đảng viên có những vai trò sau đối với Đảng và với Tổ quốc:
+ Đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
+ Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
+ Đảng viên dù ở cương vị nào, cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng.
+ Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối và chủ trương của Đảng.
Nội dung bài viết:
Bình luận