Thủ tục đăng ký thế chấp mất bao lâu?

Thủ Tục đăng Ký Thế Chấp Mất Bao Lâu?
Thủ tục đăng ký thế chấp mất bao lâu?

1. Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất?

Căn cứ Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất....

2. Trình tự thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Người thế chấp quyền sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, hồ sơ đăng ký gồm có:

- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp ( Mẫu số 01/ĐKTC)

- Hợp đồng thế chấp có công chứng

- Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

- Quyết định giao đất, cho thuê đất

- Hợp đồng tín dụng

-Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BTP, nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

  1. Văn phòng đăng ký đất đai;
  2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.

3. Các biện pháp xử lý tài sản thế chấp theo quy định pháp luật?

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015  việc xử lý tài sản thế chấp do các bên thỏa thuận, trong đó có các biện pháp sau:

1. Bán đấu giá tài sản: thực hiện theo quy định của Luật đấu giá.
2. Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
"Điều 304. Bán tài sản cầm cố, thế chấp

....2. Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:

a) Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;
b) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản."
3. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
"Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

  1. Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
  3. Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
  4. Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật."

4. Phương thức khác.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp thì tài sản được bán đấu giá.

4.  Đăng ký thế chấp đất thế nào?

​​Một trong những việc vô cùng quan trọng sau khi đã được ngân hàng duyệt vay vốn là phải thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng.

Sau khi công chứng hợp đồng thế chấp, nếu muốn được giải ngân, người vay hoặc nhân viên ngân hàng sẽ phải thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thẩm quyền.

5. Thời hạn giải quyết đối với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

  • Phương thức nộp trực tiếp: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.  - Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
  • Dịch vụ bưu chính: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.  - Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo