Đăng Ký Thay Đổi Nội Dung Biện Pháp Bảo Đảm Bằng QSDĐ, TS Gắn Liền Với Đất;

Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định trong Bộ Luật Dân sự. Sau khi đăng ký đảm bảo nghĩa vụ, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thay đổi nội dung phải đảm bảo một số điều kiện theo luật định.

Vậy hồ sơ bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện việc đăng ký đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm những bước nào? Pháp luật quy định các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm gồm nội dung nào?

ACC với dịch vụ pháp lý “Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng QSDĐ, TS gắn liền với đất” gửi đến quý khách hàng, với mong muốn cung cấp những thông tin pháp lý chính xác & đáng tin cậy nhất.

Đăng Ký Thay Đổi Nội Dung Biện Pháp Bảo Đảm Bằng QSDĐ, TS Gắn Liền Với Đất
Đăng Ký Thay Đổi Nội Dung Biện Pháp Bảo Đảm Bằng QSDĐ, TS Gắn Liền Với Đất

1. Cơ sở pháp lý của thủ tục đăng ký thay đổi nọi dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Luật nhà ở năm 2014;
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính Phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai”.
  • Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
  • Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Hồ sơ địa chính”.
  • Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi nọi dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Thành phần hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất đã đăng ký gồm:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
  • Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP) hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
  • Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm dưới đây thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ đó: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
  • Danh mục các hợp đồng đã đăng ký (01 bản chụp);

b) Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên khác với tên ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp, thì việc thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký được thực hiện đồng thời với thủ tục chỉnh lý biến động đất đai (thay đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận).

Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi tên của bên bảo đảm trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp này, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trước khi thực hiện đăng ký thay đổi.

  • Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký Đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: UBND các xã,phường, thị trấn.

3. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Thủ tục để đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

  • Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

Bước 3: Trả kết quả sau khi thẩm định hồ sơ

Trả kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Giải quyết hồ sơ đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

4. Cách thức nộp hồ sơ

Thương nhân nộp trực tiếp cho Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương.

Lệ phí thực hiện: 60.000 đồng/hồ sơ.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của ACC:

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Vì vậy, luôn đảm bảo tỉ lệ ra thành công cho khách hàng. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ), ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, hồ sơ khó ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (567 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo