Được xem là một trong các loại hình doanh nghiệp được chọn lựa phổ biến hiện nay, công ty cổ phần có nhiều ưu điểm để được yêu thích trong đó có việc tăng hoặc giảm vốn dựa theo nhu cầu cổ đông hay xét trên tình hình kinh doanh thực tế. Dưới đây là bài tư vấn của Luật ACC về thủ tục đăng ký tăng vốn công ty cổ phần với những nội dung cơ bản sau:
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Có 02 đặc điểm cơ bản về vốn điều lệ của công ty cổ phần gồm:
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được thể hiện trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.
- Mức vốn điều lệ ghi trong điều lệ công ty không phải là vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần. Khi thành lập công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập cần đăng ký một mức vốn điều lệ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, lấy đó là căn cứ pháp lý để xác định số cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết được phép chào bán
2. Những trường hợp nào doanh nghiệp được đăng ký tăng vốn điều lệ công ty cổ phần?
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh nhu cầu giảm vốn điều lệ công ty thì việc tăng vốn điều lệ công ty để nhằm nâng cao quy mô và mở rộng thị trường. Hiện nay, không có quy định nào về việc trường hợp cụ thể để được tăng vốn điều lệ. Do đó, điều này xuất phát từ hoạt động của doanh nghiệp.
Việc tăng vốn điều lệ sẽ mang lợi ích cho doanh nghiệp, và các thủ tục được tiến hành theo mục 3 dưới đây
3. Thủ tục đăng ký tăng vốn công ty cổ phần năm 2021
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành lựa chọn cách thức tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phần
Đây là điều quyết định trong việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần. Do đó, việc lựa chọn cách thức tăng vốn có thể qua các hình thức sau:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
- Chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Chào bán cổ phần ra công chúng
Bước 2: Tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần với cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh theo mẫu được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký kinh doanh
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị về việc quyết định tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
- Bản thông báo về vấn đề tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần sau cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị
- Danh sách tất cả cổ đông của công ty cổ phần
- Thông báo về lập sổ đăng ký cổ đông công ty
- Bản sao có công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp trước đó
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp
-Trong vòng thời gian từ 03 đến 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét tính chất pháp lý của hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo quy định sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối thay đổi phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Bước 5: Công bố thông tin thay đổi vốn điều lệ công ty lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Trong vòng thời gian 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp phải tiến hành công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
- Sau khi doanh nghiệp thực hiện thành công thủ tục này, Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Bước 6: Thực hiện nộp bổ sung thuế môn bài khi tăng vốn điều lệ với cơ quan thuế quản lý (Chi cục thuế)
Trường hợp việc thay đổi điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau đây:
- Thực hiện kê khai và nộp mẫu số 08 - MST
- Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung;
Bước 7: Các cổ đông hoàn thành việc góp vốn khi tăng vốn điều lệ công ty
Cổ đông công ty phải chịu trách nhiệm với số vốn góp tăng lên và có nghĩa vụ góp đủ số vốn tăng trong thời gian 90 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung tăng vốn điều lệ công ty.
4. Các trường hợp và điều kiện để tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
- Chào bán cổ phần riêng lẻ: (áp dụng với chứng khoán) là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty
Như vậy, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được xác định theo hai tiêu chí:
Công ty chào bán cổ phần cho tất cả cổ đông hiện hữu
Công ty chào bán theo tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông hiện hữu tại công ty.
- Chào bán cổ phần ra công chúng: là việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư hoặc sử dụng các phương thức quảng cáo, mời chào có tính chất rộng rãi ra công chúng khi thực hiện việc chào bán. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Với các trường hợp này, công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Nội dung bài viết:
Bình luận