Cách nhận biết đăng ký nhãn hiệu bị trùng và giải pháp

Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp một khái niệm khá mới, đó là đăng ký nhãn hiệu. Vậy bạn đọc có thắc mắc đăng ký nhãn hiệu là gì không? Cách nhận biết đăng ký nhãn hiệu bị trùng và giải pháp như thế nào? Về vấn đề này, ACC xin tư vấn cho bạn đọc về Cách nhận biết đăng ký nhãn hiệu bị trùng và giải pháp  thông qua bài viết sau đây:

Images (2)

Cách nhận biết đăng ký nhãn hiệu bị trùng và giải pháp

1. Cách nhận biết đăng ký nhãn hiệu bị trùng

Để nhận biết xem nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký có bị trùng hay không bạn đọc phải tiến hành tra cứu nhãn hiệu. Sau đây là các cách để tra cứu nhãn hiệu ACC xin giới thiệu đến bạn đọc:

1.1 Tra cứu nhãn hiệu online

Bước 1: Truy cập vào website Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu mà bạn cần tìm

- Trên màn hình hiển thị các trường nhãn hiệu tìm kiếm, nhóm SP/DV, phân loại hình,…

- Trường hợp cần tìm tên nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, nhập đầy đủ thông tin vào các ô bên cạnh các trường sau đây:

+ Nhãn hiệu tìm kiếm

+ Đại diện Sở hữu trí tuệ

+ Người nộp đơn

+ …

- Trường hợp kiểm tra tên nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự hay không thì nhập thông tin vào ô bên cạnh các trường sau đây:

+ Nhãn hiệu tìm kiếm

+ Nhóm SP/DV

+... tuỳ thuộc vào loại hình nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký.

- Sau khi nhập đầy đủ thông tin, nhấn Tìm kiếm.

tra-cuu-nhan-hieu-1

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

- Màn hình sẽ hiển thị các nhãn hiệu có liên quan như thông tin đã nhập

- Để biết chính xác thông tin các nhãn hiệu hiển thị trong kết quả tìm kiếm, nhấn vào dãy số ở cột Số đơn.

tra-cuu-nhan-hieu-2

- Thông tin chi tiết về nhãn hiệu bạn cần tìm sẽ hiện ra (như hình dưới đây).

tra-cuu-nhan-hieu-3

1.2 Tra cứu nhãn hiệu với sự trợ giúp của chuyên viên 

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu với sự trợ giúp của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ, bạn sẽ phải ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ.

Với cách tra cứu này, sẽ cho ra kết quả có phần chính xác hơn nếu bạn tự tra cứu, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy nhiên, hình thức tra cứu nhãn hiệu với sự trợ giúp của chuyên viên sẽ mất phí tra cứu.

2. Giải pháp khi nhãn hiệu bị trùng

Khi nhãn hiệu của bạn bị trùng so với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó thì bạn không thể đăng ký nhãn hiệu đó nữa. Bởi lẽ, dù có đăng ký thì đơn của bạn cũng sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam từ chối. Ngoài ra, khi có tranh chấp xảy ra thì bạn sẽ là bên chịu nhiều thiệt hại vì bạn đã có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác do sử dụng nhãn hiệu trùng, có khả năng gây nhầm lẫn. Nếu các bên xảy ra kiện cáo thì bạn còn có thể sẽ bị thu hồi các sản phẩm, dịch vụ và bồi thường cho bên bị thiệt hại do đã có hành vi vi phạm. Chính vì thế, khi nhãn hiệu bị trùng thì không có cách nào khác ngoài việc bạn phải nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới để tránh bị thiệt hại về sau.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu?

Với những lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nêu trên, để trả lời cho câu hỏi Khi nào doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu?, thì câu trả lời chính là phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu  ngay khi nhãn hiệu được hình thành. Bởi vì khi sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ bởi pháp luật, sẽ tránh được các tranh chấp về nhãn hiệu, đồng thời có cơ sở pháp lý để bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm của những tổ chức, cá nhân khác. Việc đăng ký nhãn hiệu là con đường bảo đảm cho việc kinh doanh bền lâu, phát triển vững mạnh.

2. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ  Việt Nam dưới đây:
  • Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Xem thêm: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

3. Có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu online được hay không?

Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu online thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.

4. Thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu bao lâu?

Một đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi được tiếp nhận sẽ phải trải qua quá trình thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung thì mới cho ra kết quả cuối cùng là đơn đăng ký có được chấp nhận hay không chấp nhận.

  • Thời hạn của quá trình thẩm định hình thức là 01 tháng từ ngày nộp đơn.
  • Thời hạn công bố đơn trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thời hạn của quá trình thẩm định nội dung không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

 

Xem thêm: Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật

Việc tìm hiểu về đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Cách nhận biết đăng ký nhãn hiệu bị trùng và giải pháp  gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo