Nhằm giúp quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa diễn ra thuận tiện trong doanh nghiệp và trên thị trường cũng như đảm bảo trình tự quy định của pháp luật do đó các doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Vậy đăng ký ở đâu, chi tiết thủ tục như thế nào, hồ sơ cần những gì? Để giải đáp hết các thắc mắc vừa nêu, mời các bạn tham khảo bài viết Đăng ký mã số mã vạch ở đâu - Hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi.
1. Tại sao phải đăng ký mã số mã vạch?
Mặc dù pháp luật Việt Nam không bắt buộc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp không đăng ký mã vạch với cơ quan thẩm quyền mà tự ý sử dụng sẽ bị xử lý theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra đăng ký mã số mã vạch còn mang lợi các lợi ích như sau:
– Phân biệt các sản phẩm của doanh nghiệp trong kho hàng hay với các sản phẩm của công ty khác.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hàng hóa nhanh chóng như tính tiền, xuất hóa đơn,..
– Tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê hàng hóa, tính toán.
– Đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về số liệu sản phẩm thông qua mã số mã vạch.
– Phục vụ cho hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử hiện đại.
– Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm còn phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu ra thị trường trong và ngoài nước.
– Người tiêu dùng dựa vào mã số mã vạch có thể truy xuất được thông tin, nguồn gốc sản phẩm.
Đăng ký mã số mã vạch ở đâu - Hướng dẫn chi tiết
2. Đăng ký mã số mã vạch ở đâu?
Nếu có nhu cầu đăng ký sử dụng mã số, mã vạch bạn phải đến Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc thực hiện đăng ký trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN
3. Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm như thế nào?
Thủ tục đăng ký mã vạch được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch
Như chúng tôi đã tư vấn, mã vạch sẽ có 3 loại là loại dưới 100 sản phẩm; loại dưới 1.000 sản phẩm và loại dưới 10.000 sản phẩm. Do đó, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm muốn đăng ký, khách hàng sẽ lựa chọn gói mã vạch phù hợp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm
Hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được chúng tôi tư vấn chi tiết theo mục bên dưới, khách hàng có thể tham khảo.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tới cơ quan đăng ký
Hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được nộp tại Tổng cục đô lường chất lượng, chi tiết cách thức nộp hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi tư vấn chi tiết bên dưới, khách hàng có thể tham khảo
Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Hồ sơ đăng ký mã vạch sau khi nộp sẽ được thẩm định tại Cơ quan đăng ký từ 5-7 ngày làm việc.
Bước 5: Cấp mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp
Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước, giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày
4. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm những gì?
Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– 01 Bản đăng ký theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ
– 01 Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm
– 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.
Lưu ý: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm hướng dẫn tư vấn đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp, cũng như tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng quy định.
>>>Tham khảo chi tiết về: Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm mới nhất
5. Thời gian đăng ký mã số mã vạch
Trong khoảng thời gian từ 05- 07 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ được nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, quý khách hàng sẽ được cấp và sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ. Giấy chứng nhận quyền mã số mã vạch sẽ được cấp cho người đã ký sau 1 tháng. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, TCĐLCL sẽ nêu rõ nguyên nhân, cá nhân, tổ chức sẽ phải sửa đổi, bổ sung và gửi lại trong thời gian sớm nhất.
Theo quy định, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV là 03 năm kể từ ngày cấp, sau khi kết thúc 03 năm này doanh nghiệp phải thực thủ tục gia hạn mã vạch. Gia hạn mã vạch hay còn gọi là nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm. Vậy nên, nếu không có kinh nghiệm trong vấn đề này, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ, cũng như tốn kém nhiều thời gian và chi phí thực hiện. Do đó, giải pháp tốt nhất là nên sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm để hỗ trợ xử lý nhanh chóng hơn.
6. Chi phí đăng ký mã số mã vạch
Về lệ phí đăng ký mã vạch hiện nay đều được quy định rõ ràng tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC. Cụ thể:
– Phí sử dụng mã số doanh nghiệp GS1: 1.000.000 đồng/mã
– Phí sử dụng mã vạch địa điểm toàn cầu GLN: 300.000 đồng/mã
– Phí sử dụng mã số thương phẩm EAN 8: 300.000 đồng/mã
Đối với mã số mã vạch nước ngoài sẽ phải chịu mức chi phí khi đăng ký mã vạch là:
– Hồ sơ ≤ 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ;
– Hồ sơ > 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã.
7. Một số lưu ý khi đi đăng ký mã vạch sản phẩm cho doanh nghiệp
Lựa chọn mã số phù hợp với số sản phẩm của doanh nghiệp
Tùy vào đơn vị quý khách sản xuất được bao nhiêu sản phẩm mà lựa chọn mã số phù hợp nhất định.
– Phân bổ 10.000 – 100.000 sản phẩm chọn mã 7 chữ số
– Phân bổ 1.000 – 10.000 sản phẩm chọn mã 8 chữ số
– Phân bổ 100 – 1.000 sản phẩm chọn mã 9 chữ số
– Phân bổ dưới 100 sản phẩm chọn mã 10 chữ số
Lựa chọn mã số phù hợp với giấy phép kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động với vai trò thương mại thì khi đi đăng ký mã vạch cho sản phẩm quý khách cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ kèm thêm một biên bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất sản phẩm.
Đối với các đơn vị không có chức năng kinh doanh thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ cộng hợp đồng gia công, giấy đăng ký thương hiệu độc quyền hợp lệ và nhãn hiệu phải mang thương hiệu của chính doanh nghiệp đó.
Lưu ý khi sử dụng mã vạch đã đăng ký
Sau khi đăng ký thành công doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp mã số tạm thời. Sau khi sử dụng khoảng hai tháng thì doanh nghiệp liên hệ Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để lấy Giấy chứng nhận mã vạch chính thức. Mỗi năm, doanh nghiệp sẽ phải nộp phí duy trì sử dụng mã vạch trước ngày 30/6, nếu chậm trễ sẽ bị thu hồi mã vạch.
Lưu ý cho doanh nghiệp phân phối sản phẩm nước ngoài
Đối với các doanh nghiệp phân phối các sản phẩm ở nước ngoài gửi về Việt Nam, muốn đăng ký mã vạch thì doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ sau:
– Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp nước ngoài
– Giấy ủy quyền có công chứng của công ty mẹ cho chi nhánh tại Việt Nam sử dụng mã số của công ty mẹ và sử dụng từ số nào đến số nào
– Công văn đề nghị sử dụng mã nước ngoài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc Đăng ký mã số mã vạch ở đâu - Hướng dẫn chi tiết và các vấn đề có liên quan. Để quá trình chuẩn bị hồ sơ, đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm trở nên nhanh chóng và thuận tiện bạn có thể sử dịch vụ pháp lý tại ACC. ACC rất mong được phục vụ bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận