Điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng.
Sức khỏe con người luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội ngày nay. Do đó, ngoài các loại dược phẩm chữa bệnh thì thực phẩm chức năng luôn là những lựa chọn được ưu tiên để nâng cao sức khỏe con người. Vì nhu cầu về việc sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng nên ngày càng việc kinh doanh thực phẩm chức năng ngày càng phổ biến. Cho nên, vấn đề điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng là một câu hỏi tất yếu được đặt ra. Và chúng tôi sẽ giải đáp cho quý bạn đọc bằng bài viết dưới đây.
1. Pháp luật quy định như thế nào về việc đăng ký kinh doanh?
Tham khảo thêm về vấn đề đăng ký kinh doanh được quy định bởi pháp luật hiện hành: Tại đây.
2. Điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng
Đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng thì phải đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu dưới đây:
+ Cơ sở phải có giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là thực phẩm.
+ Cơ sở phải có giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT.
+ Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng
3. Các bước đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng
3.1 Cơ sở phải có giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là thực phẩm
Cơ sở muốn kinh doanh thực phẩm chức năng có thể thực hiện dưới mô hình công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể để đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.
Nếu doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể đã được thành lập trước đó nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì cần phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
Giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là thực phẩm được xem là giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng.
Việc xin cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm những yếu tố sau đây:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ doanh nghiệp;
+ Danh sách người thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông doanh nghiệp cổ phần;
+ Bản sao các giấy tờ pháp lý đối với các thành viên của công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng dưới hình thức cá thể là Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi đặt địa chỉ cơ sở và nộp lệ phí.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Chờ kết quả xét duyệt hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt hồ sơ và đưa ra các quyết định như: yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký, chấp nhận việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo…
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.
3.2 Cơ sở phải có giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh là thực phẩm chức năng (giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng) thì phải tiếp tục xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
+ Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh là thực phẩm chức năng;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh;
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng.
3.3 Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT).
Để kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng trước khi nhập khẩu.
Tùy thuộc vào từng loại thực phẩm chức năng mà cơ sở muốn nhập khẩu để kinh doanh đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa mà việc công bố sẽ khác nhau, cụ thể:
+ Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì việc công bố thực phẩm chức năng sẽ là công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
+ Đối với những loại hình thực phẩm chức năng nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thủ tục công bố thực phẩm chức năng sẽ là công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Trên đây là toàn bộ những nội dung về vấn đề điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, giấy phép kinh doanh và việc xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có những gì bạn cần, từ giải đáp thắc mắc đến tư vấn dịch vụ và thực hiện các dịch vụ đăng ký kinh doanh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung bài viết:
Bình luận