Đăng ký kinh doanh thiệp cưới là thủ tục bắt buộc trước khi bắt đầu kinh doanh thiệp cưới theo quy định của pháp luật. ACC xin được hướng dẫn cụ thể thủ tục trên như sau.
Kinh doanh thiệp cưới là một ngành nghề phổ biến, rộng rãi ngày nay. Để bắt đầu kinh doanh, chủ kinh doanh cần có sự chuẩn bị kĩ càng từ khâu xác định hình thức kinh doanh, địa điểm và quy mô kinh doanh. Một yếu tố quan trọng khác không thể bỏ qua là thủ tục đăng ký kinh doanh thiệp cưới, vì đây là thủ tục bắt buộc mà chủ kinh doanh phải thực hiện trước khi tiến hành kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh thiệp cưới là ngành nghề rất đa dạng, chủ kinh doanh có thể kinh doanh buôn bán, kinh doanh phôi thiệp cưới, hoặc in ấn thiệp cưới, tùy thuộc vào khả năng của mình. Ngành nghề kinh doanh sẽ được chủ kinh doanh đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp chủ kinh doanh đăng ký không đúng hoặc không đủ, chủ kinh doanh có thể không được phép kinh doanh ngành nghề mà mình mong muốn. Ngoài ra, trong trường hợp hồ sơ kinh doanh không đúng, hồ sơ bị thiếu hoặc có sai sót, chủ kinh doanh buộc phải sửa đổi, bổ sung dựa trên thông báo bằng văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh. Do thủ tục hoàn thành hồ sơ khá phức tạp, cũng như để tránh mất thời gian, chủ kinh doanh thường lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý. ACC là chuyên nghiệp trong việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. ACC xin được tư vấn Thủ tục đăng ký kinh doanh thiệp cưới 2021 như sau:
Chủ kinh doanh có thể lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh là Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp tùy thuộc vào số vốn và quy mô kinh doanh của mình. Thông thường hình thức Hộ kinh doanh sẽ được ưu tiên hơn, vì việc đăng ký hộ kinh doanh khá đơn giản, không mất nhiều thời gian hay chi phí như khi thành lập công ty. Hơn nữa, thủ tục pháp lý cũng đơn giản hơn rất nhiều. Khi đăng ký Hộ kinh doanh, chủ kinh doanh chỉ có thể mở một cửa hàng kinh doanh thiệp cưới, nếu trường hợp chủ kinh doanh muốn mở thêm nhiều cửa hàng khác thì cần tiến hành thành lập Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp chủ kinh doanh muốn đăng ký dưới hình thức Doanh nghiệp, chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: Công TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh hoặc Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình công ty sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau, chủ kinh doanh cần cân nhắc để lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với bản thân.
1. Đăng ký kinh doanh đối với hình thức kinh doanh Hộ gia đình
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm 1 bộ, bao gồm:
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thiệp cưới. Nội dung giấy đăng ký kinh doanh cần trình bày đầy đủ tên, địa chỉ cửa hàng kinh doanh, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
Trong trường hợp chủ kinh doanh muốn kinh doanh thêm dịch vụ in ấn thiệp cưới, chủ kinh doanh cần nêu rõ trong ngành nghề kinh doanh là Sản xuất phong bì, bưu thiếp, thiệp cưới. Trường hợp chủ kinh doanh đăng ký ngành nghề kinh doanh không phù hợp với yêu cầu, mục đích kinh doanh, thì có thể không được cấp giấy phép kinh doanh.
- Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
- Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Thông thường sẽ là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện.
Sau 05 ngày làm việc, chủ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh đúng lịch hẹn để nhận kết quả đăng ký kinh doanh – Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cũng như không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì chủ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận kết quả
2. Đăng ký kinh doanh với hình thức kinh doanh Doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm 1 bộ, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập.
- Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP).
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thiệp cưới dưới hình thức doanh nghiệp sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả
- Cuối cùng, chủ kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bắt đầu kinh doanh thiệp cưới hợp lệ.
- Chủ doanh nghiệp sau khi có quyết định thành lập doanh nghiệp của sở, chủ doanh nghiệp cần bố cáo thông tin trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định của Sở.
- Lưu ý: Chủ doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, sau khi đăng ký thành công thì chủ doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản cứng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về Thủ tục xin giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thiệp cưới.
Nội dung bài viết:
Bình luận