Thủ Tục, Điều Kiện Và Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh Sắt Thép (Quy Định 2023)

Kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến nhu cầu xây dựng cũng tăng cao. Theo đó, việc kinh doanh các mặt hàng về vật liệu xây dựng: sắt, thép,… cũng được nhiều người quan tâm. Để đăng ký kinh doanh sắt thép, cần phải tìm hiểu về các quy định cũng như điều kiện pháp luật áp dụng đối với mặt hàng này như thế nào?

Đăng ký kinh doanh sắt thép
Đăng ký kinh doanh sắt thép

1. Căn cứ pháp lý

Theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg và Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, kinh doanh sắt thép không thuộc loại ngành nghề kinh doanh, đầu tư có điều kiện. Do đó, người có nhu cầu thực hiện kinh doanh đối tượng mặt hàng này có thể thực hiện việc đăng ký kinh doanh tương tự như các ngành nghề không có điều kiện khác. Cụ thể:

Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký theo 2 loại hình sau đây:

  • Loại hình Hộ kinh doanh cá thể.
  • Loại hình doanh nghiệp: bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Trước khi thực hiện đăng ký kinh doanh ngành nghề sắt thép, cá nhân kinh doanh cần lưu ý một số điểm:

Lựa chọn loại hình

Như đã nêu ở trên, cá nhân, nhóm cá nhân có thể tự lựa chọn loại hình kinh doanh theo hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Lưu ý:

  • Dưới 10 lao động: Nên lựa chọn loại hình Hộ kinh doanh cá thể;
  • Từ 10 lao động trở lên hoặc có định hướng mở rộng thêm nhiều địa điểm kinh doanh, chi nhánh khác: Nên lựa chọn mở công ty (doanh nghiệp).

Về địa điểm kinh doanh

  • Không đặt địa điểm kinh doanh hoặc trụ sở chính tại khu nhà ở tập thể hoặc các tòa nhà cao tầng, chung cư không có chức năng kinh doanh thương mại; 
  • Đối với cửa hàng bày bán kinh doanh sắt thép: Phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông: do đặc thù hàng hóa, đảm bảo diện tích cửa hàng đủ lớn để chứa vật liệu, không lấn chiếm lòng đường hay vỉa hè; bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị; phù hợp với các yêu cầu quy hoạch của lô đất, quy hoạch đô thị,...
    • Về vốn kinh doanh: Do không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên tùy thuộc vào khả năng của cá nhân/ tổ chức tự lựa chọn mức vốn phù hợp.
    • Đặt tên: Đảm bảo tên không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đã đăng ký trước đó.
    • Chủ hộ kinh doanh/ chủ sở hữu/ người đại diện theo pháp luật: đảm bảo các quy định chung về pháp luật dân sự như: từ đủ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự,…

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh sắt thép

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kinh doanh sắt thép;
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Trình tự thực hiện:
    • Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
    • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.
  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 - 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
    • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
    • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
    • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cách thức thực hiện

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thực hiện

  • Đăng ký trực tiếp:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

    • Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng;
    • Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Thành phần hồ sơ:

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ gồm những loại giấy tờ khác nhau:

    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
    • Điều lệ công ty;
    • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
    • Danh sách cổ đông hoặc danh sách thành viên; 
    • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tìm hiểu chi tiết về trình tự thành lập công ty bảo vệ tại ACC.

Bước 2: Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Sau thành lập

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:

  • Kê khai, nộp thuế với Cơ quan quản lý thuế trực tiếp;
  • Thực hiện thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dấu;
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, công bố nội dung thông tin đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp.

4. Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định điều kiện mở cửa hàng kinh doanh sắt thép như thế nào?

Chủ kinh doanh phải đầy đủ hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu mặt bằng nơi đặt cửa hàng kinh doanh sắt thép và vật liệu xây dựng.

Nơi đặt cửa hàng kinh doanh sắt thép phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Hoạt động kinh doanh sắt thép không được xâm lấn vỉa hè, lề đường và lòng đường.

Hoạt động kinh doanh còn phải phù hợp với yêu cầu quy hoạch đô thị.

Các yếu tố về vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị phải được đảm bảo.

Phía ngoài cửa hàng kinh doanh sắt thép buộc phải có bảng hiệu ghi rõ thông tin: tên cửa hàng hoặc họ tên chủ cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, kinh doanh sắt thép không thuộc danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên pháp luật không yêu cầu về vốn khi kinh doanh.

Tên cửa hàng đặt như thế nào?

Khi đặt tên cho cửa hàng sắt thép, bạn cần tuân thủ những yêu cầu như tên cửa hàng phải có đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Tên riêng cửa hàng không chứa từ ngữ , ký tự thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Có thể dùng từ viết tắt hay sử dụng tên tiếng anh và không được trùng lặp với tên của cửa hàng khác trong phạm vi cấp huyện.

Vốn mở cửa hàng sắt thép như thế nào?

Mở cửa hàng sắt thép cần bao nhiêu vốn là một trong những băn khoăn hàng đầu của mọi người khi có ý tưởng mở quán sắt thép. Bởi vì, ai cũng muốn biết là chi phí cụ thể cần bao nhiêu để chuẩn bị đầy đủ, tránh trường hợp bị thiếu hụt vốn khi mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn, bởi mức vốn này sẽ tùy thuộc vào khả năng từng người, điều kiện sẵn có và quy mô cửa hàng. Ví dụ như cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn khi mở cửa hàng quy mô lớn. Nếu bạn có sẵn cửa hàng mà không cần thuê thì số vốn cũng khác với khi phải đi thuê cửa hàng. Hiện nay, theo mức giá thị trường hiện tại, để mở cửa hàng sắt thép, bạn thường sẽ cần khoảng từ 200 cho đến 1 tỷ đồng tùy vào khả năng tính toán cũng như kinh nghiệm mở cửa hàng sắt thép của từng người.

Ngành nghề kinh doanh như thế nào?

Khi mở cửa hàng sắt thép thì đều cần lưu ý đến vấn đề đăng ký ngành nghề kinh doanh. Bạn cần chọn ra ngành nghề phù hợp với việc buôn bán sắt thép để đăng ký, như vậy mới có thể kinh doanh theo đúng quy định. Nếu đăng ký ngành nghề không phù hợp với yêu cầu buôn bán, kinh doanh thực phẩm, cửa hàng của bạn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (723 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo