Ở Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia tương ứng với đó là 2 loại chứng chỉ : chứng chỉ hợp chuẩn ( tuân thủ tiêu chuẩn ) và chứng chỉ hợp quy ( tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật ). Tuy vậy, hai khái niệm này đối với một số doanh nghiệp vẫn còn khá mới lạ. Vậy đăng ký hợp chuẩn hợp quy là gì ? Tại sao doanh nghiệp cần phải đăng ký hợp chuẩn hợp quy? Hãy để ACC giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
Hợp chuẩn hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy hay chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật là việc đánh giá, xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Cụ thể, đối tượng chứng nhận là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.
Chứng nhận hợp quy tên tiếng anh: Certificate regulation;
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ký hiệu: QCVN; • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Ký hiệu: QCĐP. Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11;
• Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
1.Công bố hợp quy: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN). Đây là hoạt động bắt buộc và đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
2.Nơi công bố hợp quy: Các tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại cơ quan chuyên ngành (các Sở chuyên ngành); nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Dấu hợp quy (CR) bắt buộc sử dụng trên sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn: Là sự xác nhận rằng các mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan. Về nguyên tắc, việc chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn là tự nguyện, nhưng trong một số trường hợp, nó trở thành bắt buộc theo yêu cầu của khách hàng. Đối với đánh giá tuân thủ tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương pháp đánh giá do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn và phải phù hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo hợp chuẩn. Các kết quả đánh giá phải đảm bảo có độ chính xác cao.
1.Công bố hợp chuẩn: Là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN). Đây là hoạt động tự nguyện, không mang tính bắt buộc. Công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
2.Nơi công bố hợp chuẩn: Các tổ chức cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh; nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Dấu hợp chuẩn không bắt buộc.
Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký hợp chuẩn hợp quy
Việc tổ chức doanh nghiệp có được chứng chỉ hợp chuẩn, hợp quy trước khi sản phẩm được đưa ra trên thị trường là điều kiện vô cùng thuận lợi, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn.
Ngoài mục đích tăng lòng tin với người tiêu dùng, hoạt động chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là một hoạt động pháp luật doanh nghiệp cần phải làm.
Việc Chứng nhận Hợp chuẩn, Hợp quy có mục đích là hướng tới sự an toàn, chất lượng và khẳng định uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường. Tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác từ đó nâng cao vị thế của mình trên thị trường kinh doanh sản phẩm có Chứng nhận Hợp chuẩn, Hợp quy.
– Việc Chứng nhận Hợp chuẩn là không bắt buộc, tuy nhiên Chứng nhận Hợp chuẩn là cần thiết nếu Doanh nghiệp muốn tạo lòng tin cho người tiêu dùng và đối tác kinh doanh.
– Ngoài mục đích là tạo lòng tin thì hoạt động Chứng nhận Hợp quy và một hoạt động bắt buộc Doanh nghiệp phải thực hiện trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường. Lưu thông sản phẩm chưa được Chứng nhận hợp quy sẽ bị phạt hành chính và buộc không được tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó. Các đối tượng cần Chứng nhận Hợp quy bao gồm: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Như vậy, hoạt động Hợp Quy không bắt buộc đối với tất cả các mặt hàng hóa đang lưu thông trên thị trường mà chỉ đánh vào một số hàng hóa cụ thể. Nhưng nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu Chứng nhận Hợp Quy vì khi đó, doanh nghiệp sẽ được bảo hộ và góp phần nâng tầm giá trị của các đơn vị kinh doanh.
Những sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn hợp quy khi được đưa ra thị trường luôn có một ưu thế vô cùng lớn khi cạnh tranh với các sản phẩm khác. Chính vì vậy ngoài là một hành động pháp lý, hợp chuẩn hợp quy còn là công cụ để tiếp thị vô cùng hiệu quả. Các bạn có nhu cầu tư vấn hay giải quyết thắc mắc về vấn đề này hãy nhanh tay liên hệ với ACC để được nhận dịch vụ tốt nhất đến từ chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận