Thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã năm 2024 như thế nào?

Đăng ký con dấu hợp tác xã được thực hiện nếu như chủ thể có nhu cầu đăng ký dấu. Vậy nên, vấn đề thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã bao gồm:

Hợp tác xã là một tổ chức tập thể có tư cách pháp nhân và được đăng ký thành lập theo quy định của Luật tác xã năm 2012. Thông thường, để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của mình, hợp tác xã cần có con dấu để chứng minh hoạt động hợp lệ của công ty, làm căn cứ để bảo vệ mình trong các hoạt động thương mại cũng như mang ý nghĩa đối với toàn bộ hợp tác xã trong quãng thời gian hoạt động của mình. Vậy những quy định về đăng ký con dấu hợp tác xã như thế nào? Thủ tục đăng ký được tiến hành ra sao? Ở bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ đề cập đến vấn đề thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã năm 2023 đến tất cả mọi người

dang-ky-con-dau-hop-tac-xa

Đăng ký con dấu của hợp tác xã

1. Căn cứ pháp lý về đăng ký dấu hợp tác xã

- Nghị định số 99/2016/NĐ-CP 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.

- Thông tư số 44/2017/TT-BCA quy định về mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước.

- Thông tư số 45/2017/TT-BCA quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu.

- Thông tư số 218/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Luật hợp tác xã 2012-23/2012/QH13 . Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

2. Con dấu của hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã cho nên hợp tác xã có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.

Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Trong đó, con dấu của hợp tác xã là dấu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đóng trên văn bản, giấy tờ của hợp tác xã phục vụ cho công việc kinh doanh cũng như các hoạt động nội bộ khác của hợp tác xã

3. Thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã năm 2022

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của hợp tác xã có nhu cầu làm con dấu, viết giấy hẹn trả dấu.

Hồ sơ gồm:

- Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp cho hợp tác xã

- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, Thẻ căn cước công dân hoặc CMND của người nộp hồ sơ

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện thủ tục và đề xuất cấp Giấy phép khắc dấu.

Hồ sơ nộp tại:

- Đội Đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT và con dấu -  Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh

Bước 3: Trình lãnh đạo duyệt Giấy phép khắc dấu và chuyển cho cơ sở kinh doanh khắc dấu để sản xuất con dấu.

Bước 4: Nhận con dấu từ cơ sở kinh doanh khắc dấu chuyển đến để làm thủ tục lưu mẫu và hoàn thành giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.

Bước 5: Trả con dấu cho hợp tác xã và làm thủ tục thu lệ phí theo quy định

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến thủ tục đăng ký con dấu hợp tác xã trong trường hợp có nhu cầu làm dấu. Có thể thấy, dấu là hoạt động không bắt buộc khi thành lập hợp tác xã tuy nhiên khi có con dấu, hoạt động của hợp tác xã sẽ có hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp, làm khách hàng cảm thấy an tâm khi kết hợp với hợp tác xã

4. Các thắc mắc thường gặp về đăng ký con dấu hợp tác xã.

Trách nhiệm quản lý con dấu thuộc về ai?

  • Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức theo quy định.

Quy định về đóng dấu như thế nào?

  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
  • Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

Ai có thẩm quyền đóng dấu?

  • Chỉ duy nhất Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty được quyền ký tên và đóng dấu văn bản.
  • Đối với các chức danh khác phải được sự uỷ quyền bằng văn bản của giám đốc.
  • Văn bản uỷ quyền phải chuyển cho người giữ con dấu 01 bản photo có đóng dấu. Trường hợp nhân viên văn thư giữ con dấu không nhận được văn bản thì có quyền yêu cầu người xin đóng dấu giải trình theo quy định này.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp dấu?

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dấu (điểm g khoản 2 Điều 12): Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

✅ Thủ tục: ⭕ Đăng ký con dấu hợp tác xã
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo