Nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay giải pháp hữu ích? (Cập nhật 2023)

Bên cạnh quy định sáng chế, Luật Sở hữu trí tuệ thì còn có một quy định khác là “giải pháp hữu ích”. Giải pháp hữu ích cũng chính là một sáng chế nhưng ở một trình độ thấp hơn và điều kiện yêu cầu bảo hộ cũng đơn giản hơn. Bài viết sau đây của ACC sẽ cho quý khách hiểu rõ hơn về đăng ký bảo hộ sáng chế hay giải pháp hữu ích:

Nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay giải pháp hữu ích?
Nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay giải pháp hữu ích?

1. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Có tính mới;
    • Có trình độ sáng tạo;
    • Có khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Có tính mới;
    • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Như vậy, khi không đủ 03 điều kiện đăng ký bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế mà chỉ đủ 02 điều kiện thì Quý khách có thể đăng ký sáng chế dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

2. Mục đích của việc đăng ký bảo hộ sáng chế/ Giải pháp hữu ích

  • Đảm bảo được quyền sở hữu hợp pháp của sáng chế/ giải pháp hữu ích, chứng minh được chủ sở hữu sáng chế/giải pháp hữu ích khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu;
  • Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có bất kỳ ai có dấu hiệu xâm phạm quyền;
  • Được pháp luật bảo vệ trước hành vi xâm phạm sáng chế đã được đăng ký;
  • Đem lại lợi ích kinh tế bằng việc cho phép bên khác sử dụng sáng chế/ giải pháp hữu ích để sản xuất trên cơ sở thu phí sử dụng;
  • Được độc quyền sở hữu và sử dụng sáng chế trên toàn lãnh thổ Việt Nam

3. Những đối tượng không được đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích

 Theo quy định tại Điều 59 Luật sở hưu trí tuệ thì những đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

4. Quy trình thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích;

  • Bản mô tả (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • Bản tóm tắt;
  • Yêu cầu bảo hộ;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có thể nộp trục tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Khi nhận được đơn cơ quan có thẩm quyền trong vòng 1 tháng thực hiện thẩm định hình thức đơn

  • Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hình thức;
  • Thông báo từ chối chấp nhận đơn hình thức (trường hợp này Cục SHTT sẽ nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu chủ đơn phải khắc phục trong 1 thời gian nhất định);
  • Thẩm định nội dung:
  • Yêu cầu thẩm định nội dung đơn
    • Trong thời hạn bốn mươi hai tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn.
    • Thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là ba mươi sáu tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
  • Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
  • Xác nhận việc cấp hay không bằng sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời hạn là 1- 2 tháng

5. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ ACC:

Khi sử dụng dịch vụ ACC Quý khách sẽ được tư vấn miễn phí:

  • Tư vấn về sáng chế, điều kiện để sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ tại Việt Nam
  • Tư vấn cho Quý khách quy trình đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối cùng.
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn cho khách hàng viết bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích và chỉnh sửa bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích cho phù hợp với pháp luật Việt Nam

Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm khi thực hiện dịch vụ vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện..

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện dịch vụ.

Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng,…). ACC luôn có đội ngũ hộ trợ  Quý khách nhiệt tình và tận nơi.

Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những vấn đề liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

Luôn hướng dẫn set up đúng bởi quy định của pháp luật hiện hành cùng với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh cả quý khách.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (906 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo