Hướng dẫn đăng ký bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024

Một trong các vấn đề mà các chủ thể quan tâm liên quan rất nhiều đến đời sống hàng ngày đó là bảo hiểm xã hội. Như vậy, quá trình đăng ký bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Sau đây xin mời quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này cùng với ACC:

Đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH)
Đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH)

1. Đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?

Đăng ký bảo hiểm xã hội là quá trình mà người lao động hoặc doanh nghiệp phải thực hiện để tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, đóng các khoản đóng góp hàng tháng dựa trên mức lương hoặc thu nhập của họ. Người tham gia BHXH sẽ nhận được các quyền lợi và trợ cấp tương ứng từ tổ chức bảo hiểm xã hội.

2. Quy trình các bước đăng ký bảo hiểm xã hội (Kể từ ngày 4/7/2023)

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ;

Bước 2: Đóng tiền;

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định;

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH.

Quy trình các bước đăng ký bảo hiểm xã hội
Quy trình các bước đăng ký bảo hiểm xã hội

Quy trình các bước thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ;

Người tham gia lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc đóng trực tiếp cho Đại lý thu (có thể nộp tại UBND cấp phường/xã/thị trấn).

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH:

  • Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) sau đó nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp.

  • Người tham gia có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính công ích để thuận tiện cho công việc nhất.

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu:

  • Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho Đại lý thu.

  • Đại lý thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS), Tờ khai Mẫu TK1-TS của người tham gia nộp cho cơ quan BHXH.

Đối với Đại lý thu: Trong trường hợp thực hiện giao dịch điện tử thì Đại lý thu lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I- VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I- VAN.

Bước 2: Đóng tiền

Người tham gia có thể lựa một trong các cách đóng tiền sau:

  • Nộp tiền mặt cho cơ quan BHXH (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH);

  • Nộp tiền mặt cho Đại lý thu (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu);

  • Nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký (có thể áp dụng trong mọi trường hợp).

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH

Người tham gia có thể lựa chọn các phương thức nhận kết quả cụ thể như sau:

  1. Người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH: nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

  2. Người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu: nhận kết quả tại Đại lý thu.

  3. Trường hợp người tham gia đăng ký thông qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký nhận kết quả theo hình thức đăng ký.

Sau khi nhận nhận sổ BHXH người lao động cần giữ và bảo quản sổ BHXH cẩn thận. Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ ghi lại thông tin tham gia BHXH của người lao động và là thành phần hồ sơ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH)

Theo Điều 23 và Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hồ sơ tham gia BHXH bao gồm các giấy tờ sau đây:

- Đóng BHXH bắt buộc cần những giấy tờ sau:

(1) Giấy tờ do người lao động chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
  • Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn do thuộc đối tượng đặc biệt: Nộp bổ sung giấy tờ chứng minh.

(2) Giấy tờ do đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
  • Bảng kê thông tin.
  • Người lao động nộp giấy tờ cho doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH quản lý.

- Đóng BHXH tự nguyện cần những giấy tờ sau:

  • Người lao động chuẩn bị giấy tờ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Người lao động nộp giấy tờ cho đại lý thu hoặc cơ quan BHXH để đăng ký đóng BHXH tự nguyện.
4. Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?

Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia.

5. Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

e) Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung:

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

6. Người sử dụng lao động cần đóng những loại bảo hiểm nào cho người lao động?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được quy định như sau:

- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, mức đóng bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động đóng cho người lao động là:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.

- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 và Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 và khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về mức đóng, tránh nhiệm đóng BHYT:

- Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

- Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 thì người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Vậy trong trường hợp này, mức đóng bảo hiểm tính trên lương tháng đóng bảo hiểm và các loại bảo hiểm người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động cụ thể như sau:

- Hưu trí: 14%

- Ốm đau, thai sản: 3%

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0%

- BHTN: 1%

- BHYT: 3%

Tổng cộng, người sử dụng lao động trong trường hợp này phải đóng 21% và người lao động đóng 10,5% tiền bảo hiểm tính trên mức lương đóng bảo hiểm hằng tháng.

7. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho cho người lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng đơn vị SDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu

Theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc lẫn đầu bao gồm:

Đối với người lao động

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh;
  • Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đối với người sử dụng lao động

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 Bộ.

Nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
  • Qua giao dịch điện tử đối với đơn vị SDLĐ: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.

Bước 2: Đóng tiền bảo hiểm xã hội

Người nộp hồ sơ đóng tiền BHXH bắt buộc theo một trong ba phương thưc:

  • Đóng hàng tháng;
  • Đóng 03 tháng một lần;
  • Đóng 06 tháng một lần.

Bước 3: Nhận kết quả

Người tham gia bao hiểm xã hội bắt buộc sẽ được nhận các kết quả sau:

  • Thông báo mã số BHXH.
  • Sổ BHXH.
  • Tờ rời sổ BHXH

Thời hạn cấp sổ 

Kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định:

- Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới: không quá 05 ngày.

- Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày.

- Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: không quá 10 ngày.

- Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: không quá 03 ngày.

- Trường hợp xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày.

- Trường hợp hoàn trả do đóng trùng BHXH, BHTN: không quá 10 ngày

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội là một vấn đề quan trọng đối với các chủ thể, nhằm phòng ngừa rủi ro khi phát sinh ốm đau, bệnh tật. Do đó, pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội  gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

8. Mọi người cũng hỏi

Ai phải đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội?

Tất cả người lao động là công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội.

Quy trình đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội như thế nào?

Để đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, bạn cần điền đơn đăng ký và nộp các giấy tờ cần thiết như: giấy tờ tùy thân, hợp đồng lao động, và các tài liệu khác yêu cầu theo quy định của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Làm thế nào để tính mức đóng góp Bảo hiểm xã hội của mình?

Mức đóng góp Bảo hiểm xã hội được tính dựa trên mức lương hoặc thu nhập của bạn. Thông thường, tỷ lệ đóng góp được xác định bởi phần trăm (%) của mức lương hoặc thu nhập và có giới hạn trần và giới hạn sàn tương ứng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo