Quy trình đăng ký bản quyền youtube – Đăng ký content ID (Cập nhật 2023)

Hiện nay, Youtube được xem là mạng xã hội phổ biến cùng với Facebook và Twitter. Nhằm mục đích giải trí, chia sẻ thông tin hoặc tìm kiếm lợi nhuận mà nhiều người đã lựa chọn việc đăng tải lên trên Youtube ngay sau khi vừa sáng tạo ra tác phẩm. Thời gian vừa rồi, một sự việc đang rất được dư luận quan tâm là kênh Youtube của VTV bị khóa vì vi phạm bản quyền. Việc Youtube dừng hoạt động của kênh VTV trên Youtube được coi là bài học cho các tổ chức, cá nhân đang có hành vi vi phạm bản quyền Youtube. Đồng thời đây cũng là sự nhắc nhở với các tổ chức, cá nhân về việc đăng ký bản quyền tác giả Youtube vì đó chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chính quyền lợi của mình.

Vậy quy trình đăng ký bản quyền trên Youtube diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây của ACC sẽ hướng dẫn đăng ký bản quyền Youtube – đăng ký content id cho mọi người.

Quy trình đăng ký bản quyền youtube – Đăng ký content ID
Quy trình đăng ký bản quyền youtube – Đăng ký content ID

1. Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả trên Youtube

  • Youtube là một trang web, ứng dụng cho phép chia sẻ video thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: giải trí, xã hội, giáo dục, chương trình thời sự…, là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải xuống các video mà mình cảm thấy thích.
  • Đăng ký bản quyền tác giả Youtube là việc tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của chủ sở hữu với tác phẩm (video) được đăng tải trên Youtube.
  • Việc đăng ký bản quyền có thể được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tức là hình thức đăng ký quyền liên quan đối với các tác phẩm ghi âm, ghi hình…) theo chính sách của Youtube (đăng ký Content ID).
  • Xã hội phát triển, Youtube cũng ngày càng được nhiều người, nhiều lứa tuổi biết đến và Youtube cũng cho chính người dùng kiếm tiền trên nên tảng này, chính vì vậy các kênh Youtube đã được tạo nên.
  • Việc đầu tư nghiêm túc vào Youtube (bao gồm: lên ý tưởng, tự sản xuất video,…) cũng khá là kì công và tốn kém chi phí, thời gian. Thu nhập từ Youtube cũng không phải là ít (có những Youtuber thu nhập hàng tháng lên đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng), nó là mảnh đất màu mỡ cho những ai có khả năng sáng tạo, chính vì vậy có không ít tài khoản lập nên nhưng lại không tự phát triển, sản xuất video mà lại chuyên đạo nhái, sao chép lại các video của các kênh khác để làm lợi cho mình, việc này gây ảnh hưởng và tổn thất rất nhiều nhất là đối với Youtuber chính thống, nó tạo sự cạnh tranh không lành mạnh…
  • Chính vì thế Youtube đã có những quy định ngày càng chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ bản quyền cho người sử dụng, đơn cử là đã có rất nhiều kênh vi phạm bản quyền đã bị Youtube xóa video và kênh.
  • Cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký bản quyền tác giả video Youtube là việc làm cần thiết, nó chính là việc chủ sở hữu thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của mình đối với các video của mình được đăng tải trên Youtube, đây chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chính quyền lợi của mình.

2. Quy trình đăng ký bản quyền Youtube – Đăng ký content ID

Để đăng ký bản quyền tác giả trên Youtube, mọi người cần trải qua các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
  • 02 đĩa CD chứa nội dung video cần đăng ký;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu: đối với cá nhân là chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đối với tổ chức là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tài liệu chứng minh quyền của người nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sở hữu quyền đó do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền;
  • Các loại giấy tờ khác có liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Đối với hình thức bảo hộ theo chính sách của Youtube, sau khi hoàn thành xong mẫu, Quý khách hàng chỉ cần nhấn “Gửi” để được Youtube xét duyệt. Để được xét duyệt, kênh/tài khoản trên Youtube của khách hàng phải có khoảng 10 video và đạt được một số lượng người đăng ký nhất định. Thời gian được phê duyệt phụ thuộc vào chính sách của Youtube;
  • Đối với hình thức còn lại, Quý khách hàng nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục hoặc Sở văn hóa thể thao và du lịch để được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm ghi hình (video) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bản quyền tác giả – Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
  • Thời gian thực hiện thủ tục: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Nhận kết quả

  • Khi đăng ký qua Youtube, nếu được Youtube xét duyệt về bản quyền, bên cạnh tên kênh của bạn sẽ có dấu tích kèm dòng mô tả khi kéo chuột vào. Điều này đồng nghĩa với việc khi các video khác đăng tải có sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh không được cho phép thì sẽ bị Youtube gỡ bỏ.
  • Khi đăng ký thành công bảo hộ quyền liên quan cho video tại Cục Bản quyền tác giả, mọi người sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Trên cơ sở giấy tờ này, bạn sẽ được miễn trừ nghĩa vụ chứng minh chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra và có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính hoặc hình sự liên quan đến hành vi vi phạm của chủ thể khác.
  • Vậy nên, để bảo vệ công sức, sự sáng tạo, chất xám, sự đầu tư của bạn thể hiện trong các video đăng tải trên Youtube và để các video của bạn không bị Youtube gỡ xuống chỉ vì không chứng minh được mình là chủ sở hữu của các video đó thì hãy tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả video Youtube ngay.

Trên đây là những tư vấn của ACC về đăng ký bản quyền Youtube – đăng ký content id. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1164 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo